Nếu không dùng từ “nam tính”, “nữ tính” thì gọi là…?

Nếu không dùng từ “nam tính”, “nữ tính” thì gọi là…?

Thay đổi cách dùng ngôn ngữ "nam tính", "nữ tính"
“Nam tính” và “nữ tính” đều là kiến tạo xã hội (social construct), được xây dựng lên bằng ngôn ngữ, biểu tượng. Và ngôn ngữ có thể tác động làm thay đổi các khái niệm, cấu trúc này theo nhiều cách: củng cố nó thêm, làm nó biến đổi nhanh hoặc chậm, làm nó trở lên vô nghĩa tức thì… Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng thử tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ để thay thế cho khái niệm “nam tính”, “nữ tính” nhé.

Trong talkshow Củ hành 2, chúng ta đã cùng tìm hiểu được “nam tính” và “nữ tính” đều là kiến tạo xã hội (social construct), được xây dựng lên bằng ngôn ngữ, biểu tượng. Và ngôn ngữ có thể tác động làm thay đổi các khái niệm, cấu trúc này theo nhiều cách: củng cố nó thêm, làm nó biến đổi nhanh hoặc chậm, làm nó trở lên vô nghĩa tức thì… Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng thử tìm hiểu cách sử dụng ngôn ngữ để thay thế cho khái niệm “nam tính”, “nữ tính” nhé.

NAM TÍNH, NỮ TÍNH LÀ KIẾN TẠO XÃ HỘI, ĐƯỢC CỦNG CỐ BẰNG NGÔN NGỮ

Nam tính và nữ tình là một cặp cấu trúc (structure), là kiến tạo xã hội (social construct). Các cấu trúc này được hình thành bởi những hiểu biết chung, niềm tin thống nhất về đâu là điều thuộc về nam giới?, đâu là điều thuộc về nữ giới?

“Không có gì nằm ngoài văn bản” (There is nothing outside the text – Derrida), tất cả các cấu trúc, kiến tạo, hiểu biết chung loài người tạo ra và ngầm hiểu với nhau đó đều nằm trong ngôn ngữ, được tạo ra bởi ngôn ngữ và duy trì bởi ngôn ngữ. Chúng ta nghĩ bằng ngôn ngữ, nói ra ngôn ngữ, trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ. Một ngày không đẹp trời lắm, ai đó nghĩ ra khái niệm “nam tính” và đi nói với tất cả mọi người “nam tính” là gì thì chúng ta mới hiểu được khái niệm đó. Khi rất nhiều người cùng dùng khái niệm “nam tính”, và thống nhất với nhau trong suốt hàng ngàn năm qua rằng mạnh mẽ như hổ là nam tính này, xài 1 cục xà bông cho 7749 đồ skincare là nam tính này thì nam tính mới thành một cấu trúc vững chắc như ngày nay. Thông qua lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta, sách vở, báo đài ngày ngày ra rả về nó, định nghĩa ấy ngày càng chắc chắn hơn.

Ngôn ngữ phản ánh cách con người nhận thức và thay đổi theo nhận thức của con người. Nhiều năm trước, khi người ta còn nhầm lẫn, coi gay là bệnh, người ta dùng từ “bị” (“Nó bị gay đấy”, “Đẹp trai thế mà bị gay”) để thể hiện sự tiêu cực, thương cảm và phản ánh sự bị động của người được nhắc tới. Nhưng khi có đủ hiểu biết chính xác về xu hướng tính dục, người ta sẽ chỉnh lại cách nói của mình thành trung tính “Anh ấy là gay” như “Anh ấy là nam/ Cô ta là nữ”.

Tuy nhiên, ngôn ngữ khai sinh ra khái niệm, các hiểu chung của mọi người về “nam tính”, thì cũng có thể xóa bỏ nó. Nếu mọi người không còn dùng từ “nam tính”, gán các khái niệm khác với từ “nam tính” thì từ ngữ này sẽ dần trở nên vô nghĩa. Nếu một từ ngữ không được sử dụng, không được đặt trong một ngữ cảnh, chúng đâu có ý nghĩa gì?

KHÔNG GỌI LÀ “NAM TÍNH”, “NỮ TÍNH” THÌ GỌI LÀ GÌ?

“Nam tính”, “nữ tính” không phải một từ đơn nghĩa có thể xác định rõ ràng. Nó là cấu trúc được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ, “nam tính” là tổ hợp của mạnh mẽ, thẳng thắn, tóc ngắn, da thô ráp, giọng trầm,… “nữ tính” thì được tạo nên bởi sự yếu đuối, khéo léo, tóc dài, mềm mại, giọng thanh… Chỉ khi đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, ta mới có thể hiểu được khái niệm “nam tính” hay “nữ tính” ám chỉ tính chất nào của con người/hiện tượng.

Khi nói “Cô ấy hôm nay mặc đồ Tây, trông nam tính.”, yếu tố “nam tính” được hiểu là “(ăn mặc, khí chất) phong độ, mạnh mẽ”, chứ không phải là “thẳng thắn”, “da thô ráp”. Khi nhìn cách ăn mặc của cô gái đó, chúng ta tìm thấy cảm giác “phong độ” và lập tức liên hệ đến khái niệm “nam tính”, rồi gọi tên cảm giác “phong độ” bằng khái niệm đó.

Vậy, nếu không dùng từ nam tính, nữ tính thì gọi là gì? Hãy gọi bằng bản chất của hiện tượng, xóa bỏ bước liên hệ tới khái niệm “nam tính”, “nữ tính” đi. Khi thấy một người phụ nữ mặc đồ menswear, thay vì nói họ “nam tính”, hãy dùng cách cách diễn đạt như trông họ thật ngầu / phong độ / mạnh mẽ / phong trần / bặt thiệp / đĩnh đạc / …. Khi một người đàn ông dậy sớm tự chuẩn bị cơm trưa cho mình, đừng nói họ “nữ tính”, hãy công nhận họ biết tự chăm sóc bản thân / chu đáo / tỉ mỉ / khéo tay / ấm áp / … Hệ thống ngôn ngữ của chúng ta rất phong phú và đa dạng, đừng để tư duy và cách dùng từ của mình đi vào lối mòn. Việc thực hành sử dụng ngôn ngữ này có thể giúp bạn làm giàu vốn từ, cách diễn đạt và nhìn thấu đáo bản chất của mỗi vấn đề hơn.

Tóm lại, “nam tính” và “nữ tính” giống như hai chiếc túi đựng đầy kẹo, thay vì gọi tên chiếc túi, hãy gọi tên viên kẹo bạn cần. Hãy nhìn và gọi một người bằng bản chất của họ, đừng gắn lên họ những nhãn dán họ không mong muốn. Việc gọi đúng tính chất, không dùng “nam tính”, “nữ tính” sẽ giúp giảm bớt các định kiến xã hội. Tất cả chúng ta đều xứng đáng được công nhận như một-con-người, chứ không phải một thành tố của giới tính nào đó.

Thêm nữa thì mỗi người chúng ta đều có thể có các tính chất đang bị quy về “nam tính” và “nữ tính”, thậm chí có cả hai cùng lúc, chúng ta có thể dịu dàng một cách vụng về, cùng như thẳng thắn một cách tế nhị. Khái niệm “nam tính” hay “nữ tính” nào có thể bao chứa được những biểu hiện ấy?

Dưới đây là một số ví dụ thực hành trong sinh hoạt hằng ngày, Genderation mong có thể cùng các bạn tập luyện thói quen sử dụng ngôn ngữ này để giảm bớt những định kiến, khuôn mẫu giới đang đè nặng mỗi chúng ta. Nếu bạn có một cách sử dụng ngôn ngữ hay góc nhìn nào khác về vấn đề này, hãy chia sẻ với chúng mình bên dưới nhé.

1
2
3
4
5
6
Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính