BLIND CASTING – HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG HẠN CHẾ THIÊN VỊ GIỚI 

BLIND CASTING – HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG HẠN CHẾ THIÊN VỊ GIỚI 

#Fact_chùa

Khi khảo sát thị trường tuyển dụng, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng [1]:

🚩 Cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị phân biệt giới tính trong tuyển dụng 

🚩 Phụ nữ có lợi thế hơn 4,7% so với nam giới khi nhà tuyển dụng là nữ

🚩 Các ứng cử viên có tên “nam” được đánh giá là “có năng lực hơn và dễ thuê hơn” 

Sự thiên vị này đến từ những định kiến vô thức về vai trò và khả năng của nam và nữ. Chủ yếu, nữ giới là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.

💡 BLIND CASTING – SÁNG KIẾN TUYỂN DỤNG ẨN DANH

Để đảm bảo tuyển dụng một cách công bằng và hiệu quả nhất, nhiều nơi đã áp dụng sáng kiến “blind casting” (tạm dịch: tuyển dụng ẩn danh). Hình thức tuyển dụng này bao gồm việc xóa các thông tin như tên, giới tính, hình ảnh của các ứng viên khỏi đơn đăng ký của họ.

Kết quả tuyển dụng sau đó đã cho thấy sự hiệu quả của phương pháp này trong việc loại bỏ tình trạng thiên vị của người tuyển dụng liên quan tới giới tính và chủng tộc của ứng viên.

👉 Dàn nhạc nổi tiếng New York Philharmonic vào thế kỷ 20 không có bóng dáng một nữ nhạc công nào. Tuy nhiên sau khi một cuộc thi giấu mặt được tổ chức vào năm 1970, số lượng nữ nhạc công ở đây đã tăng lên một mạch. Trong buổi tuyển chọn, một tấm màn đã được sử dụng để ngăn cách hai bên, khiến cho Hội đồng giám khảo không nhìn thấy được ai đang chơi nhạc. Sự khác biệt mà tấm màn đem lại đã rút ngắn khoảng cách giới: đầu năm 1980 có tới 50% nhạc công tuyển mới là nữ giới, đến nay tỷ lệ nhạc công nữ trong dàn nhạc New York Philharmonic nằm ở mức hơn 45% [2]. Chỉ với bước đi đơn giản là dựng một tấm màn, quy trình thi tuyển của New York Philharmonic đã trở thành một chế độ tuyển chọn trọng dụng tài năng.

👉 Tương tự trong các buổi thử giọng, nghiên cứu đã cho thấy áp dụng phương pháp này khiến xác suất nữ giới vượt qua vòng sơ loại tăng 50%, khả năng một thí sinh nữ trở thành người chiến thắng trong vòng chung kết cũng tăng gấp vài lần [3].

Hình thức tuyển dụng ẩn danh giúp giảm nguy cơ thiên vị trong quy trình tuyển dụng, tập trung vào năng lực của ứng cử viên, đem lại sự công bằng, đa dạng và bao hàm. Ngoài ra, nó còn phản ánh rõ những định kiến giới tồn tại vô thức về năng lực của nam và nữ. Tuy nhiên, phương pháp này nhiều khi vẫn không thể giải quyết được gốc rễ của vấn đề bởi sự thiên vị vẫn có thể xuất hiện trong môi trường và quá trình làm việc.

❗ HIỆU QUẢ NHƯNG KHÓ GIẢI QUYẾT TẬN GỐC VẤN ĐỀ

Những định kiến giới tồn tại trong nhận thức rất khó để bị loại bỏ, kể cả khi chủ thể của sự đánh giá không phải là con người. 

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ngày nay, nhiều công ty đã ứng dụng AI trong công tác tuyển dụng. Cụ thể, công cụ này sẽ xếp hạng các ứng viên sau khi chấm điểm câu trả lời và xử lý các dữ liệu thông tin của họ. Đây được cho là cách tối ưu để loại bỏ sự thiên vị trong quy trình khi không sử dụng con người ngay từ bước đầu tiên, vẫn có những tranh cãi và cảnh báo về tính minh bạch của kết quả.  

Tập đoàn Amazon từng sử dụng mô hình tuyển dụng như vậy: AI được đào tạo bằng cách cho quan sát các mẫu trong hồ sơ xin việc (CV) gửi cho công ty trong khoảng thời gian 10 năm. Đáng chú ý là trong vòng 10 năm trở lại thời điểm đó, số lượng nữ ứng tuyển vào các ngành công nghệ hầu như rất ít (điều này diễn ra cũng bởi những định kiến cho rằng đây là lĩnh vực thuộc về nam giới). Do đó, hệ thống AI này đã tự dạy mình rằng các ứng viên nam được ưu tiên hơn, nó sẽ hạ cấp những CV của phụ nữ và nâng hạng những CV của các kỹ sư nam. Amazon đã loại bỏ công cụ này vào năm 2017 [3]. 

TẠM KẾT

Như vậy, những thiên kiến giới tồn tại trong một thời gian dài vẫn không ngừng gây ra hệ quả, ảnh hưởng lên thế hệ sau và cả công nghệ ngày nay. 

Trình độ, học vấn và tài năng không được quyết định bởi giới tính. Điều này không chỉ là việc bỏ lỡ nhân tài mà bất kỳ ai trong cuộc sống cũng vậy, đều nên được trao cơ hội và nhìn nhận một cách bình đẳng, khách quan không dựa trên giới tính đúng không cả nhà!

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính