Bài hát mới của đen vâu: Tinh thần thể thao phân biệt nam – nữ và cổ xúy bạo lực?

Bài hát mới của đen vâu: Tinh thần thể thao phân biệt nam – nữ và cổ xúy bạo lực?

BÀI HÁT MỚI CỦA ĐEN V U: TINH THẦN THỂ THAO PH N BIỆT NAM - NỮ VÀ CỔ XÚY BẠO LỰCVÂ

Ngày 09/05, rapper Đen Vâu ra mắt ca khúc “Đi trong mùa hè” chào đón một mùa hè sôi động, nhiệt huyết với tình đoàn kết và tinh thần thể thao trong liên hệ với sự kiện SEA GAMES đang diễn ra. Trong 2 ngày qua, bài hát đã đạt được hơn 3,3 triệu lượt nghe trên Youtube.

Tuy nhiên, lời hát của Đen Vâu lại nhận được nhiều tranh cãi về việc tiềm ẩn các định kiến giới và cổ xúy cho bạo lực gia đình. Đặc biệt là lời ca từ phút 03:18 đến 03:45. Genderation xin tổng hợp các ý kiến liên quan tới vấn đề giới trong phần lời trên để cùng bạn đọc bàn luận.

3:18: Nếu anh nói là Việt Nam vô địch, em đừng nên cố để phản biện
3:20 Người như em chỉ nên làm nữ chính, em không thích hợp để vào vai phản diện
3:24: Và khi anh nói Việt Nam muôn năm, mong em trật tự như một người thủ thư
3:27: Lời em nói theo thống kê xác suất, tỷ lệ 1 phần triệu biến anh thành người vũ phu
3:33: Ở trên mạng anh là phe ôn hoà, nhưng khi về nhà anh là phe bảo thủ
3:36: Lúc bình thường thì em là chủ nhà, nhưng khi nổi còi phải sang tên đổi chủ
3:42: Em mà chuyển kênh, anh sẽ từ một cậu bé, hoá thân thành lực lượng vũ trang

LỜI CA KHÚC PHÂN BIỆT NAM – NỮ VÀ CHỨA ĐỊNH KIẾN NGẦM?

Trong đoạn lời trên, chúng ta dễ dàng thấy sự phân biệt, đối lập giữa nhân vật “anh” (người nam) và “em” (người nữ). Người nam được đặt ở tư thế ủng hộ thể thao, ủng hộ chiến thắng của nước nhà. Người nữ được đặt ở phía không đồng tình và luôn cố gắng “phản biện”, dường như đang cố gây rối, không ủng hộ thể thao nước nhà (vai phản diện, (mất) trật tự, chuyển kênh). Đoạn lời này có thể ngầm ẩn định kiến nữ giới không quan tâm tới thể thao và luôn thích gây/giành sự chú ý về bản thân.

Tính cách hay vị trí (đối với người nữ) của người nam cũng thay đổi trong môi trường thể thao. Trong góc nhìn của người nam, bình thường người nữ có thể ở vị trí cao hơn, trung tâm (“chủ nhà”, nhưng trong thể thao (“khi nổi còi”), thì vị trí trung tâm, cao hơn đó phải là của người nam (“phải sang tên đổi chủ’”). Khi gắn với thể thao, người nam có thể từ “ôn hòa” trở thành “bảo thủ”, từ người thường thành “chủ nhà”, từ “cậu bé” thành “lực lượng vũ trang”. Lời ca dường như khẳng định nam giới phải có vị trí cao hơn, nắm quyền trong thể thao, các hoạt động thể hiện sự mạnh mẽ – một biểu hiện cơ bản của nam tính độc hại (toxic masculinity).

Trên thực tế, thể thao là sở thích của cá nhân, không phân biệt nam – nữ. Trong các trận đấu, chúng ta luôn thấy sự hiện diện của các nữ cổ động viên, thậm chí là sự tham gia của các nữ vận động viên. Nữ giới cũng có thể yêu mến, có đóng góp cho thể thao ngang bằng như nam giới. Ngay trong MV của Đen Vâu, tinh thần yêu mến thể thao cũng được thể hiện, lan tỏa trên khắp phố phường, trên gương mặt của người nam và cả người nữ.

LỜI CA CỔ XÚY, BÌNH THƯỜNG HÓA BẠO LỰC GIA ĐÌNH?

Nhiều ý kiến chỉ ra cách diễn đạt “Lời em nói (lời phản biện/lời của vai phản diện – không đồng tình Việt Nam vô địch) biến anh thành người vũ phu” và “Em mà chuyển kênh, anh sẽ từ một cậu bé, hóa thân thành lực lượng vũ trang” đang miêu tả việc bạo lực gia đình: Người nam có thể thi hành bạo lực lên người nữ khi người nữ không đồng tình với các quan điểm thể thao của anh ta, hoặc cắt ngang việc tham gia, ủng hộ thể thao của họ.

Điều nguy hiểm là lời ca này được đặt trong ngữ cảnh của một bài hát thể hiện tình thần thể thao, tinh thần đoàn kết và tự hào dân tộc, hành vi bạo lực có thể được biện hộ bởi tinh thần thể thao / tinh thần yêu nước thay vì bản chất hành động của người nam là sai trái. Các “trật tự” hay nhân vật “phản diện” được xác lập trước đó cũng hỗ trợ cho luận điểm này. Vì “em” không thích thể thao, em gây rối, không theo “trật tự” nên em là kẻ xấu, “phản diện” thì anh sẽ đánh em.

Trong khi đó, tinh thần thể thao không bắt buộc tất cả mọi người phải yêu thích nó, hay có chung quan điểm, sở thích về một trận đấu, một đội bóng nào. Đặc biệt tinh thần thể thao thượng võ không cổ xúy hay chấp nhận các hành vi bạo lực.

Một số khảo sát chỉ ra rằng tỉ lệ bạo lực gia đình tăng đáng kể trong các mùa thể thao, nhất là khi đội chủ nhà thua cuộc. Ở Anh, số lượng các cuộc gọi nhờ hỗ trợ, báo cáo bạo lực gia đình tăng 26% vào những ngày đội tuyển quốc gia Anh thi đấu tại World Cup 2002, 2008 và 2012. Số lượng cuộc gọi tăng lên 38% khi đội Anh thua trận. Trung tâm Quốc gia về Bạo lực Gia đình của Vương quốc Anh từng khởi động một chiến dịch chống bạo lực gia đình với khẩu hiệu “Nếu nước Anh bị đánh bại, cô ấy cũng vậy” (If England gets beaten, so will she) [1]. Một nghiên cứu khác ở Calgary, Canada cũng cho thấy khi đội bóng địa phương đang chơi, các cuộc gọi báo cáo bạo lực gia đình tăng 15% và đạt hơn 40% khi đội vào chung kết, số tiền đặt cược cao hơn [2].

Việc bạo lực gia đình trong các mùa thể thao không chỉ bảo gồm xô xát vật lý, mà còn bao gồm các hành động thao túng, cấm đoán. Những kẻ bạo hành sẽ đặt ra “quy tắc” về việc chồng/vợ/con họ có được phép vào phòng, nói chuyện, thực hiện các hoạt động cụ thể nào hay được phép làm gián đoạn trận đấu đang chiếu trên TV hay không mà không có sự đồng thuận [3].

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thể thao không phải là nguyên nhân chính của bạo lực, mà là môi trường và lời biện hộ để hành vi bạo lực có thể diễn ra. Các nguyên nhân khác gia tăng bạo lực gia đình trong mùa thể thao có thể là chất kích thích, thua cuộc cá độ… và đặc biệt là tính nam độc hại (toxic masculinity), tính nam bá quyền (hegemonic masculinity) ăn sâu trong nhiều người, ủng hộ quan điểm nam giới có quyền trừng trị người khác và giải quyết mọi xung đột, vấn đề bằng nắm đấm [4].

—————————

Với Genderation, những thảo luận xung quanh bài hát này là một tín hiệu tốt, chứng tỏ khán giả đã quan tâm hơn tới các vấn đề giới cũng như có tinh thần phản biện với những thông điệp truyền thông chúng ta tiếp nhận mỗi ngày. Genderation cũng tin việc theo dõi phản hồi của công chúng là cách để một nghệ sĩ cầu thị có thể hoàn thiện sản phẩm của mình tốt hơn.

Hãy chia sẻ thêm ý kiến của bạn về lời bài hát “Đi trong mùa hè” với chúng mình nhé!

Tài liệu tham khảo:

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính