Tính dục hóa không hoàn toàn là xấu?

Tính dục hóa không hoàn toàn là xấu?

tính dục hóa không hoàn toàn là xấu
Tính dục hóa là làm cho ai đó, vật gì đó trở nên hấp dẫn về mặt tính dục, thường mang ý nghĩa tiêu cực. Nhưng khi yêu chúng ta đều tính dục hóa người tình của mình, vậy điều đó có xấu không?

Tính dục hóa là gì?

Tính dục hóa (sexualize), theo từ điển Oxford, có nghĩa là làm cho ai đó, vật gì đó trở nên hấp dẫn về mặt tính dục. Các MV Kpop mô tả hình ảnh các tiếp viên, y tá quyến rũ trong những trang phục thiếu vải, hở hang được coi là tính dục hóa diễn viên và trang phục của các ngành nghề đó. Nếu tôi nhìn một bình nước và nghĩ tới các hình ảnh, hành vi tính dục thì yay, tôi đang tính dục hóa một cái bình nước.

Đối với nghiên cứu nữ quyền, tính dục hóa thường đi đôi với khái niệm vật hóa (objectification), với những ý nghĩa tiêu cực. Việc tính dục hóa coi con người như một công cụ, đồ vật bị sở hữu, chiếm đoạt và sử dụng bởi người khác, tách người đó ra khỏi tính toàn vẹn, chủ thể của họ. Một bé gái 5 tuổi được trang điểm, khoác lên mình trang phục khêu gợi, tạo dáng lả lướt trên tạp chí có thể được nhìn như một thứ búp bê vô hồn, đáp ứng những ảo tưởng tình dục (sexual fantasy) của người lớn về một hình mẫu phụ nữ vừa rất đàn bà, hoang dại vừa trẻ thơ, vô tội. Khi chúng ta rút gọn danh xưng một người mẫu xuống còn những tên gọi như “chân dài”, “ngực nở”, “mông cong” – những yếu tố gắn liền với tính dục – thì chúng ta cũng đang cắt xén con người đó thành những món đồ vô tri vô giác.

Việc tình dục hóa củng cố nhiều định kiến giới về cơ thể của cả phụ nữ và đàn ông. Thậm chí nó có thể trở thành cái cớ để bao biện cho việc quấy rối, xâm hại tình dục khi những định kiến đó trở thành điều “bình thường”: “Tôi không quấy rối mà cô ta mời gọi tôi, bởi cô ta ăn mặc hở hang (và với tôi ăn mặc hở hang là khêu gợi người khác lên giường với mình).”

Tính dục hóa có phải luôn xấu không?

Những lập luận đó được xây dựng trên học thuyết triết học của Kant, ông cho rằng chúng ta nên đổi xử với con người như mục đích tự thân (an end in themselves) chứ không phải như phương tiện (a means to an end). Tuy nhiên, trong chính học thuyết của mình, Kant không khẳng định việc vật hóa/ coi ai đó như một phương tiện, công cụ (trong trường hợp này là tính dục hóa) là điều hoàn toàn sai trái về mặt đạo đức (moral). Ví dụ khi chúng ta đi làm hằng ngày, bán sức lao động của mình, với sếp của bạn, một góc nhìn nào đó bạn cũng giống như phương tiện để hoàn thiện công việc vậy. Nhưng nếu như sếp bạn trả lương đúng năng lực, quan tâm chu đáo tới nhân viên thì cũng có thể nói rằng sếp bạn đã đối xử với bạn như cứu cánh tự thân?

Nếu hành vi tính dục hóa chỉ xảy ra trong suy nghĩ của một người mà không làm hại tới ai thì sao nhỉ? Khi yêu một người, bạn có suy nghĩ tình dục hóa người đó bao giờ không? Đã bao giờ bạn mơ thấy mình tình dục hóa một ai đó? Theo bạn, trong trường hợp nào, tình dục hóa là vấn nạn cần nên án, có trường hợp nào hành vi đó là có thể chấp nhận được không?

Tài liệu tham khảo

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính