Queer Coding: Có phải sự suy diễn của khán giả?

Queer Coding: Có phải sự suy diễn của khán giả?

#Mở_khóa_từ: Queer coding

Queer coding là hiện tượng một nhân vật được miêu tả như queer qua các ẩn dụ, hàm ý trên phương tiện truyền thông, sách báo. Các nhân vật giống queer này không bao giờ được dán nhãn, xác định căn tính giới rõ ràng trong tác phẩm, bởi người đã sáng tạo ra họ [1].

Việc miêu tả nhân vật queer không rõ ràng được coi là cách phản kháng lại các tiêu chí của The Hays Code (1930) – bộ tiêu chuẩn cho những gì được phép chiếu trên màn ảnh rộng [2]. Theo quy định này, các bộ phim không được phép miêu tả các chủ đề “đồi trụy” như đồng tính luyến ái. Queer coding được coi như cách để tiếp tục tái trình hiện cộng đồng LGBTQIA+ trên phương tiện truyền thông. 

Một số biểu hiện được cho là queer coding:

  • Miêu tả nhân vật có trang phục, tình cách không thống nhất với những tiêu chuẩn thông thường về giới tính sinh học của họ. Ví dụ nữ ăn mặc theo phong cách tomboy, nam có cử chỉ nhẹ nhàng, yểu điệu hoặc giọng nói nhấn nhá, diễn cảm…
  • Nhân vật có cử chỉ, quan hệ tình cảm gần với tình yêu lãng mạn với người cùng giới
  • Nhân vật có biểu hiện, thể hiện giới trung tính, mập mờ khó xác định được giới tính

Nhiều nhân vật trong phim hoạt hình của Disney được cho là xây dựng có yếu tố queer coding, ví dụ như thống đốc Ratcliffe trong Pocahontas – nhân vật nam duy nhất được trang điểm, tết tóc và đeo nơ, mặc đồ màu hồng; phù thủy Ursula trong phim Nàng tiên cá – nhân vật được lấy cảm hứng từ drag queen Divine hay Scar trong Vua Sư tử, thuyền trưởng Hook trong Peter Pan [3] [4].

Việc xác định các yếu tố queer coding vẫn thường gây nhiều tranh cãi vì nó là cảm nhận của khán giả, không được xác nhận bởi tác giả. Trong những năm gần đây, rất nhiều bộ phim của Trung Quốc tập trung miêu tả mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật nam như “Đạo Mộ Bút Ký”, “Trần Tình Lệnh”…, nhưng nhà sản xuất và đội ngũ truyền thông của các bộ phim này không dãn nhãn sản phẩm của mình là phim đam mỹ, boylove, một số nhà sản xuất chia sẻ mối quan hệ của các nhân vật chỉ là tình huynh đệ chứ không phải tình cảm lãng mạn. Tuy nhiên, nhiều khán giả nữ cho rằng nội dung phim có sự ẩn ý về quan hệ tình cảm đồng tính luyến ái giữa các nhân vật nam, việc không dãn nhãn nhân vật là để nhà sản xuất phim tránh sự kiểm duyệt của pháp luật.

VAI TRÒ CỦA QUEER CODING

Khác với queer baiting – thuật ngữ truyền thông được giới thiệu trong bài viết trước, tác động của queer coding trung lập, chỉ có thể xác định tích cực hay tiêu cực tùy vào bối cảnh.

Trong quãng thời gian 1930 – 1960 khi The Hays Code được phổ biến, queer coding là cách hiệu quả để các nhân vật queer có thể xuất hiện trên sách báo, phim ảnh, giúp cộng đồng queer ngoài đời thật vẫn thấy mình được hiện diện trên các phương tiện truyền thông, dù không được chính danh, toàn vẹn.

Nhưng trong nhiều bộ phim của Disney, việc sử dụng queer coding bị chỉ trích vì hầu hết các nhân vật được queer coding đều là nhân vật phản diện, ví dụ như phù thủy Ursula hoặc sư tử Scar – người em mưu tính cháu trai giết anh trai mình để chiếm ngôi vương trong Vua Sư tử. Việc các nhân vật phản diện được xây dựng nhiều tính chất queer với tuyên bố để cộng động queer hiện diện nhiều hơn có thể gây tới sự đánh đồng rằng queer là xấu hay độc ác trong nhận thức của khán giả [5]. Queer coding cũng có thể bị lợi dụng để trở thành queer baiting, làm công cụ câu view đáp ứng mục đích truyền thông và thương mại của các thương hiệu.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc tập trung vào các yếu tố queer coding khi tiếp nhận một văn hóa phẩm có thể khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với từng lời nói, cử chỉ và mô tả nhân vật, có thể dẫn tới việc suy diễn ý nghĩa tác phẩm từ các chi tiết nhỏ mà bỏ qua ý nghĩa của toàn bộ văn bản [6]. Thực tế không phải queer coding mà chính các quy luật, thiết chế xã hội còn tồn tại với sự loại trừ cộng đồng queer, thậm chí việc kỳ thị cộng đồng này (homophobia, transphobia) đã tạo ra những áp lực, và nỗi ám ảnh với ngôn ngữ truyền thông cho cộng đồng queer.

#Genderathon #GenderationVietnam #TuvaCommunication #OxfaminVietnam #EuropeanUnion  #GenderEquality #YouthandGender #binhdanggioi #dinhkiengioi  #EUfunded

QUEER CODING: CÓ PHẢI SỰ SUY DIỄN CỦA KHÁN GIẢ?

#Mở_khóa_từ: Queer coding

Queer coding là hiện tượng một nhân vật được miêu tả như queer qua các ẩn dụ, hàm ý trên phương tiện truyền thông, sách báo. Các nhân vật giống queer này không bao giờ được dán nhãn, xác định căn tính giới rõ ràng trong tác phẩm, bởi người đã sáng tạo ra họ [1].

Việc miêu tả nhân vật queer không rõ ràng được coi là cách phản kháng lại các tiêu chí của The Hays Code (1930) – bộ tiêu chuẩn cho những gì được phép chiếu trên màn ảnh rộng [2]. Theo quy định này, các bộ phim không được phép miêu tả các chủ đề “đồi trụy” như đồng tính luyến ái. Queer coding được coi như cách để tiếp tục tái trình hiện cộng đồng LGBTQIA+ trên phương tiện truyền thông. 

Một số biểu hiện được cho là queer coding:

  • Miêu tả nhân vật có trang phục, tình cách không thống nhất với những tiêu chuẩn thông thường về giới tính sinh học của họ. Ví dụ nữ ăn mặc theo phong cách tomboy, nam có cử chỉ nhẹ nhàng, yểu điệu hoặc giọng nói nhấn nhá, diễn cảm…
  • Nhân vật có cử chỉ, quan hệ tình cảm gần với tình yêu lãng mạn với người cùng giới
  • Nhân vật có biểu hiện, thể hiện giới trung tính, mập mờ khó xác định được giới tính

Nhiều nhân vật trong phim hoạt hình của Disney được cho là xây dựng có yếu tố queer coding, ví dụ như thống đốc Ratcliffe trong Pocahontas – nhân vật nam duy nhất được trang điểm, tết tóc và đeo nơ, mặc đồ màu hồng; phù thủy Ursula trong phim Nàng tiên cá – nhân vật được lấy cảm hứng từ drag queen Divine hay Scar trong Vua Sư tử, thuyền trưởng Hook trong Peter Pan [3] [4].

Việc xác định các yếu tố queer coding vẫn thường gây nhiều tranh cãi vì nó là cảm nhận của khán giả, không được xác nhận bởi tác giả. Trong những năm gần đây, rất nhiều bộ phim của Trung Quốc tập trung miêu tả mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật nam như “Đạo Mộ Bút Ký”, “Trần Tình Lệnh”…, nhưng nhà sản xuất và đội ngũ truyền thông của các bộ phim này không dãn nhãn sản phẩm của mình là phim đam mỹ, boylove, một số nhà sản xuất chia sẻ mối quan hệ của các nhân vật chỉ là tình huynh đệ chứ không phải tình cảm lãng mạn. Tuy nhiên, nhiều khán giả nữ cho rằng nội dung phim có sự ẩn ý về quan hệ tình cảm đồng tính luyến ái giữa các nhân vật nam, việc không dãn nhãn nhân vật là để nhà sản xuất phim tránh sự kiểm duyệt của pháp luật.

VAI TRÒ CỦA QUEER CODING

Khác với queer baiting – thuật ngữ truyền thông được giới thiệu trong bài viết trước, tác động của queer coding trung lập, chỉ có thể xác định tích cực hay tiêu cực tùy vào bối cảnh.

Trong quãng thời gian 1930 – 1960 khi The Hays Code được phổ biến, queer coding là cách hiệu quả để các nhân vật queer có thể xuất hiện trên sách báo, phim ảnh, giúp cộng đồng queer ngoài đời thật vẫn thấy mình được hiện diện trên các phương tiện truyền thông, dù không được chính danh, toàn vẹn.

Nhưng trong nhiều bộ phim của Disney, việc sử dụng queer coding bị chỉ trích vì hầu hết các nhân vật được queer coding đều là nhân vật phản diện, ví dụ như phù thủy Ursula hoặc sư tử Scar – người em mưu tính cháu trai giết anh trai mình để chiếm ngôi vương trong Vua Sư tử. Việc các nhân vật phản diện được xây dựng nhiều tính chất queer với tuyên bố để cộng động queer hiện diện nhiều hơn có thể gây tới sự đánh đồng rằng queer là xấu hay độc ác trong nhận thức của khán giả [5]. Queer coding cũng có thể bị lợi dụng để trở thành queer baiting, làm công cụ câu view đáp ứng mục đích truyền thông và thương mại của các thương hiệu.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc tập trung vào các yếu tố queer coding khi tiếp nhận một văn hóa phẩm có thể khiến chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với từng lời nói, cử chỉ và mô tả nhân vật, có thể dẫn tới việc suy diễn ý nghĩa tác phẩm từ các chi tiết nhỏ mà bỏ qua ý nghĩa của toàn bộ văn bản [6]. Thực tế không phải queer coding mà chính các quy luật, thiết chế xã hội còn tồn tại với sự loại trừ cộng đồng queer, thậm chí việc kỳ thị cộng đồng này (homophobia, transphobia) đã tạo ra những áp lực, và nỗi ám ảnh với ngôn ngữ truyền thông cho cộng đồng queer.

#Genderathon #GenderationVietnam #TuvaCommunication #OxfaminVietnam #EuropeanUnion  #GenderEquality #YouthandGender #binhdanggioi #dinhkiengioi  #EUfunded

Tài liệu tham khảo:

[1] Coding, Baiting, and Fishing: A Tale of Queerness in Pixar’s Luca https://uw.pressbooks.pub/cat2/chapter/coding-baiting-and-fishing-a-tale-of-queerness-in-pixars-luca/

[2] Queer Coding, Explained | Hidden in Plain Sight https://www.youtube.com/watch?v=K5-6UXGmeGA 

[3] Wait a second, are all Disney villains gay? https://thetempest.co/2020/06/04/entertainment/disney-villains-gay-queer-coding/

[4] 10 Queer-Coded, Gay Villains from Our Childhood https://www.pride.com/geek/2020/2/05/10-queer-coded-gay-villains-our-childhood#media-gallery-media-1 

[5] Once Again, Disney Attempts to Co-opt Pride Month https://www.bitchmedia.org/article/disney-rebrands-pride-no-lgbtq-support

[6] Queer coding: a fine art and a load of old fart https://www.voicemag.uk/blog/10472/queer-coding-a-fine-art-and-a-load-of-old-fart

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính