#Mở_khóa_từ: Body Positivity

#Mở_khóa_từ: Body Positivity

body positivity

Met Gala đã qua, nhưng những tranh cãi xung quanh Kim Kardashian vẫn còn sôi nổi. Nữ nghệ sĩ bị chỉ trích vì việc đang quảng cáo tiêu chuẩn cơ thể không lành mạnh vì cô chia sẻ đã giảm hơn 7kg trong 3 tuần để mặc vừa chiếc váy của người đẹp Marilyn Monroe – biểu tượng quyến rũ và văn hóa pop của Mỹ thế kỷ 20. Kim cho biết mình đã cắt giảm tinh bột và đường trong suốt 3 tuần, và sẽ có một bữa tiệc đồ nướng, pizza ngay sau sự kiện.

Nữ nghệ sĩ bị chỉ trích vì việc đang quảng cáo tiêu chuẩn cơ thể không lành mạnh vì cô chia sẻ đã giảm hơn 7kg trong 3 tuần để mặc vừa chiếc váy của người đẹp Marilyn Monroe - biểu tượng quyến rũ và văn

Trước đó, Kim cũng từng bị phản đối vì quảng cáo thực phẩm chức năng, trà giảm cân, tiêu chuẩn thân hình đồng hồ cát giống cô bị cho rằng hình ảnh gây hại cho giới trẻ. Theo National Association of Anorexia Nervosa and Associated Disorders, 81% trẻ em 10 tuổi “sợ béo” và 91% phụ nữ tuổi đại học thừa nhận đã ăn kiêng để kiểm soát cân nặng.

Ngược lại, nhiều nghệ sĩ hiện nay đang tích cực ủng hộ phong trào Body Positivity, lan tỏa thông điệp tôn trọng và yêu thương cơ thể của mỗi người, dù chúng ra sao. Một số người nổi tiếng ủng hộ hoặc được coi là đại diện của phong trào này là nữ diễn viên Lili Reinhart – người đã đăng story chỉ trích Kim ngay sau Met Gala, người mẫu siêu cỡ và nữ diễn viên hài Naomi Watanabe, Demi Lovato, Adele, Rebel Wilson…

BODY POSITIVITY – TUYÊN NGÔN “MỌI CƠ THỂ ĐỀU ĐẸP”

Phong trào Body Positivity khẳng định rằng tất cả mọi người xứng đáng có một hình ảnh cơ thể tích cực, mặc kệ các tiêu chuẩn của xã hội và văn hóa đại chúng định hình về kích thước, ngoại hình lý tưởng như thế nào.

BODY POSITIVITY - TUYÊN NGÔN “MỌI CƠ THỂ ĐỀU ĐẸP”

Từ khóa Body Positivity bắt đầu được chú ý nhiều trên Internet từ năm 2012. Tuy nhiên, nó đã xuất hiện từ khoảng thập niên 60s với phong trào đấu tranh chấp nhận người béo (fat acceptance movement), đấu tranh lại sự kỳ thị béo phì (fat-shaming) và phân biệt đối xử dựa trên kích thước, cân nặng của người khác.

Mục tiêu của phong trào Body Positivity bao gồm: Thách thức cách tiêu chuẩn của xã hội về cơ thể; Khuyến khích sự chấp nhận mọi hình dáng cơ thể; Giúp mọi người xây dựng sự tự tin và chấp nhận cơ thể của chính họ, Xóa bỏ các hình mẫu cơ thể không hợp lý

  • Thông điệp nền tảng, xuyên suốt của phong trào này là “Tất cả kiểu cơ thể đều đẹp”. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các nội dung về body positivity hằng ngày qua các nội dung sau:
  • Cơ thể con người có đa dạng hình dáng và kích cỡ
  • Mỡ thừa hay các vết rạn da, nếp nhăn là điều bình thường
  • Việc tập thể dục hay ăn kiêng có thể cực kỳ không tốt cho sức khỏe, và thay vào đó, chúng ta nên chấp nhận và yêu cơ thể của chúng ta như chúng vốn có.

Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các nội dung ủng hộ body positivity qua hashtag #bodypositivity, #allbodiesarecreatedequal, #loveyourbody, and #allbodiesarebeautiful, thậm chí là #fatculture.

NHỮNG CHỈ TRÍCH VỀ PHONG TRÀO BODY POSITIVITY

Tuy nhiên, phong trào Body positivity nhận được nhiều sự chỉ trích vì nó có thể khiến một số người coi nhẹ các mối nguy hại về sức khỏe có thể biểu hiện qua cơ thể, hoặc lười biếng, bỏ bê bản thân. Ví dụ như bình thường hóa việc thừa cân, béo phì hay thiếu cân, rối loạn ăn uống. Nhiều người cho rằng việc họ thấy cơ thể mình tích cực là đủ mà thờ ơ, chỉ trích các ý kiến chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ. Tuy nhiên việc chúng ta có nhận thức tích cực về hình ảnh cơ thể của bản thân, yêu thương bản thân mình không đồng nghĩa với việc cơ thể bạn luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Khi ca sĩ Adele xuất hiện với ngoại hình sau khi giảm cân, cô đã nhận được một số chỉ trích vì đã quay lưng lại phong trào này, vì cô không yêu thương và giữ ngoại hình mập mạp của mình. Trong khi đó, tất cả những điều Adele là yêu thương bản thân và cố gắng để bản thân mình tốt hơn.

Chỉ trích thứ hai đưa ra là phong trào này vẫn còn tập trung quá nhiều vào ngoại hình. Body positivity có thể vô hình trung tạo ra áp lực và sự ám ảnh về vẻ ngoài.

Chỉ trích thứ hai đưa ra là phong trào này vẫn còn tập trung quá nhiều vào ngoại hình. Body positivity có thể vô hình trung tạo ra áp lực và sự ám ảnh về vẻ ngoài. Nhiều người có thể tham gia vào các chế độ tập luyện và văn hóa ăn kiêng nguy hiểm vì họ cảm thấy bị áp lực trong việc yêu cơ thể của mình. Và việc chưa hài lòng với ngoại hình của mình tiếp tục làm họ thấy có lỗi vì bản thân chưa chấp nhận văn hóa body positivity – thứ đang xuất hiện trên văn hóa đại chúng.

Mặt khác, nhiều sản phẩm truyền thông, quảng cáo ủng hộ phong trào này cũng bị chỉ trích vì nội dung chưa thật sự sâu sắc, bao quát bởi những diễn viên, người mẫu họ sử dụng sở hữu ngoại hình ưa nhìn, xinh đẹp theo thị hiếu thông thường.

Với bạn, lối sống tích cực với cơ thể hay yêu chính mình là như thế nào?

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính