Male gaze (nhãn quan nam giới)

Male gaze (nhãn quan nam giới)

Male Gaze - Nhãn quan nam giới

“MALE GAZE LÀ GÌ?”

Khái niệm nhãn quan nam giới, hay còn gọi là góc nhìn nam giới là một sản phẩm của thuyết nữ quyền, được đề xuất bởi Laura Mulvey – một nhà lý thuyết điện ảnh người Anh – vào năm 1975 thông qua bài luận mang tên Visual Pleasure and Narrative Cinema. Trong đó, phụ nữ và thế giới trong truyền thông được nhìn từ con mắt của một người đàn ông dị tính, phụ nữ không được thể hiện với tư cách một chủ thể mà thay vào đó là một vật thể thụ động của ham muốn đàn ông. 

Nhãn quan nam giới xuất hiện rất nhiều trong phim ảnh và văn học, thông qua 3 tuyến đối tượng chính: tác giả / đạo diễn nam giới; nhân vật nam giới và khán giả nam giới. Điều này được coi là sự nhấn mạnh nam quyền và hạ thấp hình ảnh phụ nữ khi khán giả buộc phải nhìn nhận người phụ nữ từ quan điểm của một người đàn ông dị tính, ngay cả khi họ dị tính hay thuộc cộng đồng LGBTQIA+

Cụ thể, hình ảnh phụ nữ qua nhãn quan nam giới trong truyền thông, đặc biệt là quảng cáo, phim ảnh và văn học bao gồm các đặc điểm chính như sự Trẻ con hoá (được thể hiện qua những mô tuýp phụ nữ đặt tay hướng đến miệng của mình, tạo cảm giác tinh nghịch, trẻ con); sự Phụ thuộc (mô típ phụ nữ hay được khắc hoạ trong tư thế nằm ngửa, phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh và sự bảo vệ, che chắn của đàn ông); Vị thế thấp hơn (khi cùng làm một việc, vai trò của đàn ông thường là thứ chính trong khi phụ nữ thường là thứ yếu, hay là vai trò bị bó buộc trong gia đình…) và Gợi dục (gợi cảm, qua trang phục, ánh mắt, cử chỉ, và nhiều yếu tố khác), …

Việc nhãn quan nam giới trở nên phổ biến không khó để giải thích, trong bối cảnh mà nam giới có sự hiện diện ở truyền thông cao hơn phụ nữ rất nhiều ở những năm 1970. Với những hạn chế rõ ràng như việc sự hiện diện của phụ nữ không được thể hiện trọn vẹn, không những vậy còn phải bị đặt dưới lăng kính đầy định kiến tới từ đàn ông, trở nên yếu đuối, chỉ có thể hiện diện với những vai trò hạn hẹp, bị xã hội coi là nhỏ bé như nội trợ, giúp việc… Phong trào nữ quyền vừa thành công trong việc chính thức hoá hiện tượng này thành thuật ngữ vừa phê bình, lên án tính một chiều phân biệt đối xử về giới tính.

CÓ “MALE GAZE”, VẬY CÓ “FEMALE GAZE” KHÔNG?

Như một hệ quả, khái niệm “ngược lại” của nhãn quan nam giới ra đời, mang tên “nhãn quan nữ giới”. Hiểu đơn giản, “nhãn quan nữ giới” là cách phụ nữ tiếp cận và đặt quan điểm về đàn ông, về chính họ cũng như thế giới, và là sự phản hồi trực tiếp tới lý thuyết về nhãn quan nam giới đã được nêu ở đầu bài viết.

Khái niệm này không được hưởng ứng nhiều vào thời điểm xuất hiện do chính sự phân biệt khả năng dựa theo giới. Học giả Mary Ann Doane nói rằng sự quan trọng của tầm nhìn nữ không đáng kể trong truyền thông, do nhiều người cho rằng phụ nữ “quá gắn với tư tưởng của chính mình, không thể nhìn xa trông rộng, nên không đạt được cái nhìn trí tuệ cần thiết”. Nhà học thuật Lorraine Gamman tranh cãi rằng nhãn quan nữ giới có thể đem đến những quan điểm khác nhau, tuy vậy vẫn sẽ có giới hạn trong không gian mà đàn ông chiếm ưu thế, nên không hoàn toàn tách biệt với cái nhìn nam giới. Thậm chí, có nhiều người còn cho rằng những người tiếp cận với nhãn quan nữ giới là những “kẻ nguy hiểm, quái ác”. Susan Bowers giải thích rằng điều này có liên quan tới thuyết Medusa, cụ thể, những ai bị cuốn hút bởi ánh mắt Medusa, nhưng nếu hai mắt chạm nhau, họ sẽ hoá đá. Tức là, đàn ông vừa khao khát vừa sợ hãi trước nhãn quan nữ giới, dù về bản chất nhãn quan nam giới cũng có cách vận hành và vấn đề tương tự.

Ngày nay, khái niệm nhãn quan nữ giới vẫn chưa có độ bao phủ lớn, một phần vì khái niệm nhãn quan nam giới và việc đấu tranh chống lại sự phân biệt giới tính đến từ nam giới, một phần vì chính trong cộng đồng nữ giới vừa ít có cơ hội thể hiện, vừa chưa có nhiều thay đổi. Nhiều cuộc thảo luận đã nổ ra xoay quanh việc ít có sự hiện diện của nữ giới trong truyền thông và phim ảnh, và trong những nơi có sự hiện diện của nữ giới thì lại càng ít sự hiện diện của những cộng đồng thiểu số. Bộ phim chuyển thể từ sách với thể loại chính kịch đồng tính nữ “Blue Is The Warmest Color” bị chỉ trích bởi chính tác giả cuốn sách cùng tên vì việc thiếu chính những người đồng tính nữ, và bị lấn át bởi những nhãn quan nam giới. Tương tự, bộ phim “Brave” của Pixar gặp nhiều phản hồi không tích cực vì hướng tiếp cận xưa cũ, thiếu logic và tính khách quan, và chúng chỉ càng tồi tệ hơn khi người xem biết được đạo diễn nữ duy nhất của bộ phim đã bị sa thải trong quá trình làm việc (Disney vốn có nhiều điều tiếng về sự hiện diện rất thấp của phụ nữ trong đoàn làm phim)…

Một số nguồn tham khảo:

http://www.uvm.edu/~tstreete/powerpose/index.html & https://en.wikipedia.org/wiki/Male_gaze
“Film and the Masquerade: Theorising the Female Spectator” (1982)
“Watching the Detectives: The Enigma of the Female Gaze” (1989)
“Medusa and the Female Gaze” (1990)

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính