Fact: Vận động viên điền kinh nữ (và chỉ nữ) đã và sẽ bị cấm thi đấu tại Olympic nếu có lượng testosterone tự nhiên cao trên mức 5 nmol/L dù là do bẩm sinh.

Fact: Vận động viên điền kinh nữ (và chỉ nữ) đã và sẽ bị cấm thi đấu tại Olympic nếu có lượng testosterone tự nhiên cao trên mức 5 nmol/L dù là do bẩm sinh.

LUẬT LỆ THI ĐẤU TẠI OLYMPIC 

Hai nữ vận động viên người Nambia là Christine Mboma và Beatrice Masilingi đã không được phép thi đấu trong nội dung chạy 400 mét nữ tại Tokyo Olympics vừa qua với lý do được đưa ra là có lượng testosterone tự nhiên “quá cao”. 

Đây không phải lần đầu tiên những nữ vận động viên điền kinh phải đối mặt với vấn đề này. Năm 2018, Caster Semenya cũng đã bị cấm thi đấu vì luật lệ của World Athletics (IAAF). Luật lệ này cho rằng để đảm bảo công bằng trong thi đấu, nữ vận động viên có lượng testosterone cao tự nhiên trên mức 5 nmol/L cần phải có can thiệp y tế để giảm lượng testosterone khi chạy ở cự ly từ 400 mét cho tới 1 dặm.   

Những vận động viên nữ này nếu muốn tham gia thi đấu thì hoặc là phải sử dụng các biện pháp y tế như dùng thuốc hay phẫu thuật để làm giảm lượng testosterone tự nhiên trong cơ thể và tiếp tục thi đấu ở nội dung nữ, hoặc là phải thi đấu cùng với các vận động viên nam. 

SỰ BẤT CÔNG KHI LƯỢNG TESTOSTERONE TỰ NHIÊN KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN NHƯ MỘT LỢI THẾ CÔNG BẰNG

Tại sao lượng testosterone cao tự nhiên lại không được chấp nhận như một lợi thế công bằng đến từ đặc điểm tự nhiên của cơ thể, như là lợi thế về chiều cao, về kích cỡ các bộ phận cơ thể, khung xương, hay bất kì đặc điểm sinh học bẩm sinh nào khác?

Lợi thế đến từ lượng hormone tự nhiên mà Mboma và Masilingi có không khác gì so với bàn tay to khổng lồ của vận động viên bóng rổ Kawhi Leonard, hay thị lực vượt trội của những cầu thủ bóng chày thi đấu Major League Baseball, khi một cầu thủ trung bình đã có thị lực là 20/13.  

Nếu Olympic không cấm những đặc điểm sinh học tự nhiên đem lại lợi thế thi đấu như chiều cao trong bóng rổ, hay đôi tay dài trong bơi lội, thì tại sao lại đưa ra một hạn chế về hormone cho những vận động viên nữ điền kinh?

Ngoài ra, không có đủ bằng chứng khoa học rằng lượng testosterone cao ở nữ sẽ quyết định hiệu suất thể thao và đem lại lợi thế cạnh tranh không lành mạnh. Trong khoa học cũng không có một biên giới rạch ròi nào phân định rằng lượng testosterone trên một mức nhất định thì mới được coi là nam hay dưới một mức nhất định thì mới được coi là nữ.

VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KHI YÊU CẦU VẬN ĐỘNG VIÊN NỮ PHẢI DÙNG THUỐC ỨC CHẾ HORMONE VỚI NHIỀU TÁC DỤNG PHỤ

Việc yêu cầu ai đó sử dụng thuốc để thay đổi một đặc điểm cơ thể hoàn toàn lành mạnh của họ, cụ thể là yêu cầu các vận động viên nữ phải dùng đến can thiệp y tế để làm giảm hormone tự nhiên, là một điều không hợp lý về đạo đức, khi đi kèm với hiệu quả của thuốc ức chế hormone là một loạt tác dụng phụ. 

Vận động viên Masilingi chia sẻ rằng cô không hề muốn sử dụng bất kì một loại thuốc nào bởi vì đây (lượng testosterone cao) là cách mà cơ thể cô hoạt động một cách tự nhiên và bình thường từ trước đến nay. Nếu cô sử dụng thuốc, hoàn toàn có nguy cơ rằng cơ thể cô sẽ gặp xáo trộn và sẽ khiến cô gặp vấn đề về sức khỏe. 

Một số tác dụng phụ được ghi nhận của thuốc làm giảm testosterone là: tăng khả năng trầm cảm, tăng men gan, viêm gan, tổn thương gan, tiêu chảy, giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt, phát ban da, hội chứng hot flashes, đau ngực. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Namibian female athletes disqualified from Olympics due to naturally high testosterone levels
Rules governing Olympic runners send a disturbing message to female athletes, especially those who are Black
Do naturally high testosterone levels equal stronger female athletic performance? Not necessarily
Testosterone limits for female athletes not backed by science, say academics
Your Guide to Anti-Androgens

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính