Váy là trang phục trung tính, không dùng để phân biệt, kỳ thị

Váy là trang phục trung tính, không dùng để phân biệt, kỳ thị

vay-la-trang-phuc-trung-tinh-khong-phan-biet-gioi-tinh
“Thằng đàn bà mặc váy”, “mặc váy vào rồi nói chuyện tiếp”, đã bao nhiêu lần bạn thấy trong các cuộc tranh luận, bạn nam bị công kích như vậy? Khoan bàn tới những định kiến giới về tính cách trong câu chửi đó, từ bao giờ váy được mặc định là trang phục của riêng con gái vậy? Từ bao giờ váy đại diện cho những điều lèm bèm, xấu xí, dùng để tổn thương người khác?

“Suy cho cùng, váy cũng chỉ chỉ là một mảnh vải, ai mặc chẳng như nhau?”

Váy không có giới tính

“Thằng đàn bà mặc váy”, “mặc váy vào rồi nói chuyện tiếp”, đã bao nhiêu lần bạn thấy trong các cuộc tranh luận, bạn nam bị công kích như vậy? Khoan bàn tới những định kiến giới về tính cách trong câu chửi đó, từ bao giờ váy được mặc định là trang phục của riêng con gái vậy? Từ bao giờ váy đại diện cho những điều lèm bèm, xấu xí, dùng để tổn thương người khác?

Sự thật lịch sử nói: Chẳng phải như vậy đâu.

Quần áo vốn là vật trung tính giúp con người che chắn, bảo vệ cơ thể và làm đẹp. Khái niệm trang phục “cho nam giới” và “cho nữ giới” là một kiến tạo xã hội (social construct) chỉ mới xuất hiện sau thế chiến thứ hai, dựa trên sự phát triển của các trào lưu thời trang.

Hiện nay các trào lưu ăn mặc phi giới tính (unisex), thời trang trung tính (gender neutral), linh hoạt giới (gender fluid) đang dần được các bạn trẻ ưa chuộng hơn nhờ sự tiện dụng, linh hoạt, có thể thỏa sức sáng tạo đã giúp xóa mờ những định kiến giới như giày cao gót chỉ dành cho con gái, màu xanh cho con trai,… Các phong cách này khuyến khích người mặc thể hiện cá tính của chính-mình, truy tìm đáp án cho câu hỏi Tôi là ai? mà không áp đặt họ vào những khuôn mẫu có sẵn hay ánh nhìn phán xét của xã hội.

Trang phục có thể biểu đạt thông điệp của mỗi cá nhân. Một người có thể mặc váy vì họ muốn trông dịu dàng, quyến rũ, hoặc vì hôm đó trời đẹp và họ thích thế. Mặc váy tuyệt đối không làm quan điểm của chúng ta bớt quan trọng và thiếu chính xác hơn trong tranh luận, với đàn ông, với nữ giới, hay bất kì ai.

Váy là trang phục dùng chung cho trẻ em châu Âu không phân biệt giới tính.

Bạn nhận ra ai không? Tổng thống Franklin D. Roosevelt mặc váy hồi nhỏ đó. Cưng nhỉ?

Ở Châu Âu ngày xưa, trẻ con dưới bảy tuổi thường luôn mặc váy, không phân biệt trai-gái.

Váy là trang phục truyền thông của nhiều quốc gia, dân tộc cho cả nam lẫn nữ.

Người Egyptian cổ thường mặc schenti – kiểu váy đắp (wrap) quen thuộc trong mùa hè của các cô gái bây giờ với thắt lưng. Người Romans và Greeks thì mặc toga, chilton để chứng tỏ địa vị xã hội, giai cấp quý tộc của mình. Các giới tính và tầng lớp khác mặc tunica. Quần không hề phổ biến, thậm chí được cho là không thực dụng và lố lăng. Nếu đàn ông ở Rome và Gauls mặc quần tây sẽ bị cho là nữ tính.

Thế kỉ 15, đàn ông mặc váy bó và ngắn hơn với quần tất để tiện cho việc chiến đấu, di chuyển nhanh chóng. Sau thế chiến thứ II, trang phục cũng bắt đầu bị dán nhãn cho từng giới.

Trong tranh The Death of Julius Caesar của Vincenzo Camuccini, các nhân vật nam đang mặc tago – trang phục truyền thống của Roman, một mảnh vải rộng vắt qua người để che đi thân thể aka váy ngày này.

Các xu hướng thời trang hiện nay đang xóa mờ ranh giới giữa các giới tính.

Gender fluid, gender neutral hay nhiều phong cách thời trang khác đang dần góp phần xóa bỏ sự phân định và các định kiến giới trong xã hội để mỗi cá nhân tự do thể hiện bản dạng, cá tính của riêng mình. Hãy cứ mặc váy và đi giày cao gót nếu bạn thích, dù bạn là nam giới dị tính, thuộc cộng đồng LGBT+ hoặc không gắn mình vào bất cứ nhóm nào nói trên.

Nguồn tham khảo

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính