Trần truồng (naked) khác với khỏa thân (nude)?

Trần truồng (naked) khác với khỏa thân (nude)?

phân biệt khỏa thân và trần truồng qua nhãn quan nam giới

Trần truồng (naked) là trạng thái cơ thể không được che đậy bởi quần áo, trần trụi. Khi trần truồng, chúng ta là chính mình, đối diện với bản thân mình, không có một lớp ngụy trang nào cả.

Khỏa thân (nude) cũng chỉ trạng thái không mặc quần áo của con người, nhưng theo Kenneth Clark, nó còn là “một hình thức của nghệ thuật”. Điều này có nghĩa là những cơ thể trần trụi kia đã trở thành một vật thể, một đối tượng (object), có thể đem đi trưng bày, triển lãm và phải được / bị người khác nhìn thấy. Khi khỏa thân, cơ thể con người trở thành một vật thể bị quan sát, đánh giá. Lúc này mọi bộ phận, biểu cảm, cử chỉ như màu tóc, cái nhíu mày, vén tóc của cơ thể đều trở thành một lớp vỏ bọc, tỏ vẻ, mang một ý đồ nào đó.

Ví dụ đơn giản, khi bạn đi tắm, bạn trần truồng; khi bạn làm mẫu cho tranh / ảnh, bạn khỏa thân.
Câu hỏi của chúng mình là khi bạn không mặc quần áo và nhìn mình trong gương, bạn thấy mình đang trần truồng hay khỏa thân?

KHỎA THÂN (NUDE) VÀ NHÃN QUAN NAM GIỚI (MALE GAZE)

nhãn quan nam giới tỏng hội họa

Trong “Ways of Seeing”, nhà xã hội học John Berger đã chỉ ra rằng hầu hết tranh khỏa thân đều được vẽ để phục vụ, làm hài lòng cho khán giả nam. Đối tượng tranh khỏa thân hầu hết là cơ thể nữ giới. Những cơ thể trần trụi này trở thành một đồ vật, cảnh sắc để đàn ông ngắm nhìn, đánh giá, thậm chí là phân loại, sở hữu.

Do vậy, cách thể hiện cơ thể của phụ nữ qua tranh bị chi phối bởi nhãn giãn nam giới, góc nhìn của một người đàn ông rất nhiều. Ta ít khi thấy một cô gái khỏa thân giàu năng lượng, vui vẻ nhảy múa, mà thường thấy họ xuất hiện trong trạng thái uể oải, khêu gợi, yếu ớt, với dáng đứng e ấp, nằm lả lơi, khép hờ mắt… Thậm chí, trong một số bức tranh, người ta phát hiện rằng giải phẫu cơ thể của người nữ không đúng, đôi khi xương chậu của họ bị bẻ lên cao, hoặc xuống thấp, cổ bị kéo dài hơn rất nhiều để có thể phô bày ra mọi hình ảnh đẹp đẽ của cơ thể, đường cong quyến rũ trước mắt người xem. Những tư thế và biểu cảm của người trong tranh cũng không hề tự nhiên.

PHỤ NỮ CŨNG CÓ THỂ CÓ NHÃN QUAN NAM GIỚI

Không chỉ trong nghệ thuật, nhãn quan nam giới được áp đặt, tác động tới phụ nữ trong cả đời sống thường ngày, đặc biệt là khi phụ nữ dùng lăng kính đó để tự nhìn nhận bản thân mình.

Cũng trong “Ways of Seeing”, khi được phỏng vấn về hiện tượng ái kỷ và cách phụ nữ nhìn nhận bản thân, có một người phụ nữ đã chia sẻ rằng: Khi nhìn bản thân trong gương, tôi luôn có chủ ý, tôi chỉ muốn thấy những gì mình muốn thấy. Khi thấy mình trong gương, tôi nghĩ về bản thân như một bức tranh khỏa thân hơn là một con người trần trụi. Mọi cách tạo dáng trước gương đều có chủ ý trong đó. Chỉ khi vô tình thấy mình qua cửa kính của một nhà hàng trên phố, tôi mới nhìn thấy con người đáng thương của mình như vốn có, gió thổi làm tóc rối, ăn mặc xuề xòa, khuôn mặt mệt mỏi. Tôi cảm thấy phụ nữ luôn phải cố gắng với theo những hình mẫu gợi cảm mà xã hội phổ biến.

Nhãn quan nam giới là một lăng kính đánh giá mà ai cũng có thể sử dụng (không liên quan đến giới tính của người quan sát). Trong trường hợp trên, người phụ nữ vừa là một đối tượng bị nhìn, vừa là người đánh giá đối tượng ấy, qua những lăng kính male gaze, xã hội đã quy định cơ thể như nào mới là đẹp, tạo dáng thế nào là quyến rũ, cô ấy sẽ luôn phải hỏi mình mặc chiếc khoét cổ này có bị coi là lẳng lơ không, ngồi như thế này người khác trông có quyến rũ không. Người phụ nữ ấy tự đánh giá mình và luôn cố gắng ép mình theo những tiêu chuẩn của một kẻ khác.

Nhãn quan nam giới không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mà tới tất cả mọi người. Nó có thể khiến một cậu bé khóc vì mất thứ đồ chơi yêu thích bị chê là yếu đuối, thậm chí không dám bật khóc khi buồn. Nó làm một người phụ nữ không được bảo vệ khi bị sàm sỡ vì “mặc thế là khêu gợi đàn ông”. Việc đấu tranh xóa bỏ nhãn quan nam giới không phải là để hạ bệ, hay phủ nhận vị trí của đàn ông, mà đơn giản là xóa bỏ đi một góc nhìn hạn hẹp, giới hạn sự phát triển của mỗi người, khiến chúng ta luôn phải tỏ vẻ để đáp ứng cái nhìn của ai đó, khiến chúng ta không được là mình trần trụi như vốn có.

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính