QUYỀN NGHỈ THAI SẢN CHO NAM GIỚI – NHỮNG RÀO CẢN VÀ ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI

QUYỀN NGHỈ THAI SẢN CHO NAM GIỚI – NHỮNG RÀO CẢN VÀ ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI

image 5

Mới đây, dự thảo Luật chuyển đổi giới tính đưa ra đề xuất người chuyển giới nam đã được công nhận mà mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội [1]. Đây là một tin vui cho cả cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam lẫn việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động và gia đình.

Nhân dịp này, Genderation Vietnam cũng muốn đem đến cho các bạn độc giả một thảo luận đã có từ lâu về quyền nghỉ thai sản của nam giới. Thực tế các quy định về chế độ nghỉ thai sản dành cho nam giới ra sao? Những rào cản về mặt chính sách hay định kiến giới có tác động thế nào đến việc các ông bố được nghỉ thai sản? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

NHỮNG HẠN CHẾ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH

image 6

Tại Việt Nam, chế độ nghỉ thai sản được quy định cho những người tham gia BHXH (bảo hiểm xã hội) là đến 6 tháng có lương dành cho lao động nữ và từ 5 – 14 ngày tùy trường hợp dành cho lao động nam [2]. Có thể thấy rõ, mặc dù Việt Nam đã có sự tiến bộ trong việc đảm bảo quyền lợi của chính đáng của người lao động và có tinh thần thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình, nhưng thời gian nghỉ thai sản để chăm sóc con cái của nam giới vẫn đang hạn chế.

Việc thúc đẩy các chính sách hỗ trợ nghỉ thai sản cho người bố có thể giúp cân bằng cho cuộc sống của cả bố và mẹ. Trong đó người mẹ sẽ được chia sẻ bớt áp lực của công việc chăm sóc con cái và cũng ít nguy cơ gặp phải các vấn đề về tâm lý như trầm cảm sau sinh hơn. Về phía người bố, họ cũng có cơ hội được gần gũi và kết nối với con cái hơn trong khoảng thời gian đầu đời vô cùng quan trọng của đứa trẻ.

Ngoài ra, việc cân bằng thời gian nghỉ thai sản của bố và mẹ cũng giúp cho sự phát triển sự nghiệp của người phụ nữ. Với việc được san sẻ bớt gánh nặng trong gia đình, số phụ nữ phải bỏ việc hay phải thay đổi công việc khi đi làm trở lại sau kì nghỉ thai sản sẽ được giảm bớt. Tại Thụy Điển, nơi mà người bố bị “bắt buộc” phải sử dụng một phần trong 16 tháng nghỉ thai sản, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập của các bà mẹ có thể được tăng đến 7% cho mỗi tháng nghỉ mà người bố sử dụng [3].

ĐỊNH KIẾN GIỚI VỀ VIỆC ĐÀN ÔNG NGHỈ THAI SẢN

image 7

Những rào cản trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới trong vấn đề nghỉ thai sản đôi khi không đến từ chính sách, mà còn nằm ở những khuôn mẫu định kiến giới vốn tồn tại trong xã hội. Ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, việc chăm sóc người khác nói chung và nuôi dưỡng con cái nói riêng vẫn còn bị coi là một việc “của đàn bà” và quy chất với tính nữ.

Tại Nhật Bản, các ông bố có thể được hưởng đến 6 tháng nghỉ chăm con có hưởng lương. Tuy nhiên, do sống trong một xã hội nhiều định kiến với việc nam giới ở nhà chăm con, chỉ có 1 trong số 20 ông bố hưởng chế độ này vào năm 2017, theo báo cáo của Chính sách thân thiện với Gia đình của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) [4].

Một ông bố muốn ở nhà làm nội trợ, hay chỉ là muốn có thêm thời gian chăm sóc cho gia đình, không chỉ bị coi là “không đủ đàn ông” mà còn là một người lao động lười biếng, một gánh nặng cho công ty. Ngoài ra, vấn đề còn nằm ở chỗ chúng ta vẫn còn tin rằng phụ nữ có bản chất sinh học phù hợp hơn cho việc chăm sóc gia đình và con cái, mặc cho các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giới tính không phải là vấn đề quan trọng và bản năng làm mẹ phần nhiều là một huyền thoại được kiến tạo.

Chính những định kiến giới trong văn hóa này đã được chuyển hóa thành các quyết định mang tầm chính sách. Thời gian nghỉ thai sản hạn chế dành cho nam giới cũng phản ánh những vấn đề bất bình đẳng giới hay sự thiếu coi trọng vai trò của người bố trong một nền văn hóa.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUYỀN NGHỈ THAI SẢN DÀNH CHO NAM GIỚI

image 8

Như vậy, để thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vấn đề nghỉ thai sản của nam giới, cần phải cùng lúc giải quyết những khó khăn về mặt chính sách lẫn những định kiến giới còn tồn tại trong xã hội. Một số giải pháp có thể được kể đến như [5]:

– Trao cho các ông bố những quyền lợi giống với các bà mẹ mới sinh con.

– Tạo ra một nền văn hóa khuyến khích việc nghỉ làm để chăm sóc con cái.

– Tạo điều kiện cho cả bố và mẹ trở lại làm việc sau khi nghỉ thai sản.

– Thiết lập các chính sách hỗ trợ các ông bố vừa đi làm vừa chăm con.

– Hạn chế tối đa những mất mát về sự nghiệp cho các ông bố nghỉ thai sản.

Nguồn tham khảo:

[1] Đề xuất người chuyển giới nam sinh con được hưởng chế độ thai sản | VnExpress

https://vnexpress.net/de-xuat-nguoi-chuyen-gioi-nam-sinh…

[2] Chế độ thai sản đối với người tham gia BHXH năm 2022 | eBH.vn

https://ebh.vn/…/cap-nhat-che-do-huong-bao-hiem-thai…

[3] The Fight for Paternity Leave Is a Feminist One | InStyle

https://www.instyle.com/polit…/paternity-leave-is-feminist

[4] Are the world’s richest countries family friendly? Policy in the OECD and EU | UNICEF

https://www.unicef-irc.org/family-friendly

[5] A fresh look at paternity leave: Why the benefits extend beyond the personal | McKinsey & Company

https://www.mckinsey.com/…/a-fresh-look-at-paternity…

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính