Củ hành #4: Khắc họa nam giới trong điện ảnh và văn học Việt Nam

Củ hành #4: Khắc họa nam giới trong điện ảnh và văn học Việt Nam

KHẮC HỌA NAM GIỚI TRONG ĐIỆN ẢNH VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Nam giới qua lăng kính nghệ thuật thường hiện lên như thế nào? Chúng ta có thể đã thấy nhiều hình tượng nhân vật nữ được khắc họa, phân tích và bàn luận sôi nổi trong các cuộc đối thoại về nghệ thuật, nghe nhiều về cụm từ “thiên tính nữ”, nhưng liệu bạn đã bao giờ thấy một nhân vật nam giới được phân tích qua góc nhìn giới chưa? Trong phim ảnh, văn học, có phải nam giới có luôn hiện hữu như người anh hùng, kẻ cầm sức mạnh, thô ráp không, và tại sao lại thế nhỉ?

Trong Củ hành #4, Genderation sẽ cùng bạn thảo luận về chân dung của nam giới trong điện ảnh và văn học Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách khắc họa nam giới và những yếu tố bối cảnh, văn hóa phía sau đã tác động tới tạo hình đó nhé! Genderation hẹn mọi người vào Thứ Bảy, 27/11 tuần sau!

Để nhận được cơ hội giao lưu trực tiếp với diễn giả và đặt câu hỏi cho chúng mình, các bạn hãy điền form đăng ký tham dự và đặt câu hỏi cho chúng mình nhé.

Bật mí chút về những gương mặt xuất hiện trong buổi trò chuyện sắp tới nè:

🤫 Diễn giả Lê Hồng Lâm, nhà báo, nhà phê bình điện ảnh, tác giả nhiều đầu sách phê bình điện ảnh uy tín tại Việt Nam

🤫 Diễn giả Nguyễn Thị Minh, giảng viên khoa Ngữ Văn, dịch giả triết học, khoa học xã hội, co-founder The Labber

🤫 Người điều phối Nick M, nhà báo, phóng viên ảnh, tác giả tự do

——————————

Thông tin chi tiết về sự kiện:

– Form đăng ký tham dự: https://forms.gle/m17fhnmZ6JrcHzft9 

– Link event: https://fb.me/e/14tJaXlGE

– Thời gian: 16h00 – 18h00 Thứ Bảy ngày 27/11/2021

– Địa điểm: Zoom meeting & Facebook livestream 

– Chủ đề: Khắc họa nam giới trong điện ảnh và văn học Việt Nam

– Diễn giả: Lê Hồng Lâm – Nhà báo, nhà phê bình điện ảnh và Nguyễn Thị Minh – Giảng viên khoa Ngữ Văn, dịch giả triết học, khoa học xã hội

– Điều phối: Nick M – Nhà báo, phóng viên ảnh, tác giả tự do

Diễn giả Lê Hồng Lâm

Gen Event BocHanh DG 4 02

Anh là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh có tiếng tại Việt Nam. Đồng thời, anh là tác giả của các đầu sách nghiên cứu điện ảnh uy tín có thể kể tên như “Xem chữ đọc hình”, “Chơi cùng cấu trúc”, “Cánh chim trong gió”, “Sự lưỡng nan của tình thế làm người”, “101 bộ phim điện ảnh Việt Nam hay nhất”, “Người tình không chân dung”.

Tháng 4/2021, anh đóng vai trò điều phối chuỗi thảo luận về chủ đề khuôn mẫu giới trong điện ảnh “Âm vẫn thịnh, dương vẫn suy trong phim Việt?” cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu về giới uy tín tại Việt Nam.

Diễn giải Nguyễn Thị Minh

Gen Event BocHanh DG 4 03

Nguyễn Thị Minh là giảng viên khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm TPHCM. Hướng quan tâm chính của chị là so sánh văn học và điện ảnh từ góc nhìn của kí hiệu học và nghiên cứu giới. Chị là học giả thỉnh giảng tại University of Oregon (2018), đã tham gia các hoạt động hợp tác, nghiên cứu tại Nhật Bản (2017, 2019) và Mỹ (2017-2020), tham gia tổ chức và trình bày báo cáo tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước.

Chị là người đầu tiên dịch Hannah Arendt ra tiếng Việt, là người đầu tiên dịch và giới thiệu Judith Butler ở Việt Nam, cũng là dịch giả và đồng dịch giả của nhiều ấn phẩm triết học, nghiên cứu văn hóa, khoa học xã hội. Chị cũng là người đồng sáng lập The Ladder – Không gian học thuật cho cộng đồng, một không gian kết nối, chia sẻ của những người yêu mến tri thức, với mong muốn làm cho các tri thức hàn lâm trở nên gần gũi và đến với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ ở Việt Nam.

Một số công trình dịch thuật tiêu biểu của chị bao gồm: Giữa quá khứ và tương lai (Hannah Arendt), Lịch sử triết học (Johannes Hirschberger, dịch chung), phần triết học cận đại và hiện đại, Yêu sách của Antigone (Judith Butler). Các công trình dịch thuật về nghiên cứu giới sắp in bao gồm: Lịch sử bộ ngực (Marilyn Yalom), Các thuật ngữ then chốt trong nghiên cứu giới (Jane Pilcher và Imelda Whelehan), Nghiên cứu giới: thuật ngữ và tranh luận (Anne Cranny-Francis và cộng sự). Ngoài ra, chị còn là người hiệu đính và giới thiệu một số công trình quan trọng khác sắp được ra mắt: Rắc rối giới: Nữ quyền luận và sự phá vỡ tính đồng nhất (Judith Butler), Những nam tính (R.W.Connell).

Người điền phối Nick M

Gen Event BocHanh DG 4 04

Nick M đang là một nhà báo, phóng viên ảnh, tác giả tự do tại Hà Nội. Anh hiện công tác ở VnExpress – tờ báo tiếng Việt nhiều người xem nhất, phụ trách chuyên trang Ngôi Sao.net. Anh từng tham gia nhiều liên hoan phim danh giá trên thế giới với vai trò phóng viên mảng phim và phỏng vấn nhiều ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới.

Ngoài công việc nhà báo, anh còn là giảng viên điện ảnh về cảm thụ phim. Anh cũng là tác giả các cuốn sách “Cũ” (2021), “Balo trên thảm đỏ” (2018), chủ biên “1987+: 30 chưa phải là Tết” (2018) & “1987” (2017) – một trong những tác phẩm “Best-Seller” của năm 2017. 

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính