Với chủ đề “History Vs. Herstory: Chuyện anh, chuyện ả hay chuyện cả chúng mình?”, bộ ba diễn giả Tuấn Linh, Phương Mai và Lam Phương đã đem đến những kiến thức, trải nghiệm rất đa dạng cũng như nói lên tiếng lòng của nhiều thính giả. Từ những tiếng cười nhẹ nhàng khi bàn về những hiện tượng nực cười trong vấn đề giới tới sự bàn luận sâu sắc, “xuyên thời” và “xuyên không”, hơn hai tiếng buổi chiều thứ Bảy vừa rồi thực sự là khoảng thời gian quý giá, hữu ích cho mọi người.
Buổi talkshow Củ hành #2 của chuỗi livetalk “Bóc hành không cay mắt” kết thúc rất thành công, với hơn 200 người tham gia từ cả nền tảng Zoom lẫn Facebook, cũng như vô số phản hồi tích cực từ khán giả. Genderation cảm ơn các bạn vô cùng sâu sắc vì sự ủng hộ của các bạn!
Tuy buổi livestream không được lưu lại, chúng mình sẽ không để các bạn tiếc nuối quá đâu! Dưới đây là một số câu nói, khoảnh khắc nổi bật trong buổi Livetalk Củ hành #2 nhé!
Theo dõi Genderation và event BÓC HÀNH KHÔNG CAY MẮT để tham gia các tập tiếp theo của chúng mình tại link event: https://fb.me/e/1kRN34r3A
———————————————
“Bóc hành không cay mắt” là series talk show kết nối chuyên gia với các chủ đề về giới do Genderation tổ chức. Series “Bóc hành không cay mắt” hướng tới việc tạo không gian thảo luận và tương tác đa chiều, giúp các bạn trẻ có kiến thức và kỹ năng để nhận diện, đối mặt với các định kiến giới, từ đó lan tỏa thông điệp tôn trọng sự đa dạng và thúc đẩy bình đẳng giới tới mọi người.
———————————————
#GenderationVietnam #TuvaCommunication #OxfaminVietnam #EuopeanUnion
Những câu nói của diễn giả Phương Mai
Khi bàn về câu chuyện “nam tính” và “nữ tính” và nguồn gốc của nó, rằng liệu ngay từ đầu chúng đã là kiến tạo xã hội, cô Phương Mai cũng như chị Lam Phương đều khẳng định rằng mỗi cộng đồng khác nhau có cách nhìn nhận về giới khác nhau.
“Khi những phúc lợi của phụ nữ trong gia đình về nhiều mặt, chẳng hạn như nguồn tài nguyên thấp hơn của nam giới, xung đột xảy ra và dẫn đến sự phân biệt giữa nam tính và nữ tính, mặc dù ban đầu cả nam giới và nữ giới đều phải mang những phẩm chất như bao dung, ân cần… Những chiến binh hay được cho là đàn ông, nhưng khi được đặt vào hoàn cảnh, phụ nữ cũng tham gia vào chiến đấu.” – cô chia sẻ. “Ngoài ra còn có bệnh tật. Chế độ một vợ một chồng đã dần dần thay thế chế độ đa phu, đa thê vì những lý do về sức khỏe, sinh sản, và khi gia đình chỉ còn một cặp vợ chồng, vai trò trong gia đình của vợ chồng sẽ thay đổi, dẫn đến cách nhìn nhận về nam tính, nữ tính thay đổi.”
Liên hệ tới ngày nay, và bối cảnh thực tại ở Việt Nam, cô cho rằng “Những phẩm chất, đáng buồn thay lại bị gán với nữ tính, trong khi âm dương hòa hợp như biểu tượng… Chúng ta lại cho rằng đàn ông thì phải nam tính, đàn bà thì phải nữ tính. Khi chúng ta nhận ra rằng, bản dạng giới, xu hướng tính dục, thể hiện giới đều có thể thay đổi, điều quan trọng không phải là giới tính hay giới của người khác mà là cách chúng ta nhìn nhận, cách chúng ta liệu có chấp nhận thay đổi để theo kịp với thời đại và khoa học hay không.”
Cũng như việc thành lập “Hoán đổi giới tính” – phương pháp mà cô cho rằng hữu hiệu và đồng thời cũng rất đơn giản để nhận biết định kiến giới và phá vỡ chúng, cô cũng khẳng định “Thấu cảm là chìa khóa để tiếp cận vấn đề bình đẳng giới. Khi nhận thức được rằng bình đẳng giới giúp đôi bên đều có được lợi ích, thay vì bên này được, bên này mất thì việc thực hiện bình đẳng giới mới bước đầu thành công, thay vì luôn đặt các nhân vật lên trên một chiến trường như hiện tại.”
Nhắc tới những câu chuyện gần đây về việc chính phủ cấm đoán những hành xử không gắn liền với giới tính sinh học theo quan niệm của họ, chị Lam Phương nhận định: “Khuôn mẫu giới liệu có nên tồn tại và được duy trì? Thay vì hỏi như vậy, hãy suy nghĩ xem khuôn mẫu giới này có lợi, hại cho ai, cho điều gì. Những sự việc cấm đoán những cách xử sự nhất định phản ánh hệ tư tưởng của người cầm quyền nhiều hơn là khuôn mẫu giới thực sự, xem xét những hiện tượng bị cấm đoán như vậy đã tồn tại trong quá khứ hay chưa.”
Chị còn đưa ra một nhận xét rất thực tiễn với thực trạng ở Việt Nam khi trả lời câu hỏi tại sao khi phụ nữ theo đuổi nam tính thì được tung hô, còn nam tính thể hiện nữ tính lại bị xem thường: “Bởi vì chúng ta cho rằng nam tính, cạnh tranh, biết bảo vệ, phấn đấu, mạnh mẽ là những phẩm chất cao hơn, vì vậy nam tính có vị thế cao hơn phụ nữ. Hai người đàn ông đánh ghen sẽ không bao giờ bị soi mói hay chỉ trích, chế giễu như hai người đàn bà”.
Như đã được bật mí, diễn giả Lam Phương cũng chia sẻ về cách ứng xử khi bị công kích quan điểm. “Ngay từ những ngày đầu, Phương đã tự bảo mình rằng, hãy chuẩn bị một sức khỏe tinh thần thật tốt khi làm bình đẳng giới, để có thể đi đường dài, để luôn thực hiện việc thay đổi tư tưởng một cách toàn tâm, và học hỏi một cách toàn diện.”
Anh Linh – nhân vật đem đến rất nhiều tiếng cười thư giãn, giải trí nhưng cũng không thiếu những góc nhìn thú vị, khẳng định rằng “Truyền thông đang củng cố hình ảnh, khuôn mẫu giới”.
Và khi bàn về cách thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới đúng đắn, phù hợp, anh Linh đi trực tiếp vào việc thay đổi tư tưởng. “Hoán đổi giới tính, nghi ngờ những khuôn mẫu giới theo bối cảnh thời đại là hai lựa chọn, nhưng ngay từ đầu, chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn rằng giới tính của người khác cũng chỉ là một thuộc tính mà chúng ta không cần thiết phải biết.”
Vẫn còn 2 bài về sự kiện vừa rồi, trong lúc đón chờ các bạn cho mình cảm nghĩ nhé!