CON DÂU VỀ ĐÂU ĐÓN TẾT?

CON DÂU VỀ ĐÂU ĐÓN TẾT?

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'gendoraation VIETNAM CON DÂU ?? Tết ngoại? Tết nội? VỀ ĐÂU ĐÓN TẾT?'

Trong những ngày cận Tết, bên cạnh nỗi lo dọn dẹp, sắm sửa chuẩn bị đón năm mới thì đâu đó vẫn còn một câu hỏi thường trực xuất hiện trong các cuộc trò chuyện của các cặp vợ chồng xa quê. Ấy là: “con dâu nên đón Tết ở nhà nội hay nhà ngoại?”

Theo quan điểm “truyền thống”, con dâu được mặc định sẽ theo chồng để về quê nội đón Tết. Với lập luận rằng phụ nữ lấy chồng là “được gả” vào nhà chồng, và sẽ trở thành một phần trong gia đình chồng. Vì vậy, con dâu sẽ phải có trách nhiệm đối với gia đình chồng và việc về quê nội theo chồng đón Tết cũng được xem là “lẽ thường tình”.

Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, thì hôn nhân giữa hai vợ chồng là hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện, vậy nên tiếng nói của cả hai đều phải được tôn trọng. Cả nhà nội hay nhà ngoại đều mong muốn con cháu của mình quây quần trong ngày Tết, vậy nên sẽ là không công bằng nếu chỉ ăn Tết ở một bên mà không đoái hoài đến bên còn lại.

Thế nhưng, ngay cả sự phân chia 50 – 50 “năm nay ăn Tết nội, năm sau ăn Tết ngoại” cũng chỉ có được khi người phụ nữ đưa vấn đề ra thảo luận. Nếu không, việc cả gia đình về quê nội đón Tết vẫn được xem là “lẽ thường” và không bị chất vấn. Điều này thể hiện sự phân biệt giới ngầm vẫn còn tồn tại ẩn dưới vỏ bọc “truyền thống” trong xã hội Việt Nam đương đại. Tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình vẫn còn bị xem nhẹ và ngó lơ bởi những ông chồng gia trưởng.

Theo bạn, làm thế nào để đạt được sự bình đẳng giới trong vấn đề “ăn Tết nội hay Tết ngoại”? Hãy cho Genderation biết ở phần bình luận phía dưới nhé!

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính