#Mở_khóa_từ: Đổ lỗi cho nạn nhân (Victim blaming)

#Mở_khóa_từ: Đổ lỗi cho nạn nhân (Victim blaming)

Hai ngày nay, video một nhóm người đàn ông quấy rối và hành hung một nhóm phụ nữ ở Đường Sơn, Trung Quốc được lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội. Bên cạnh những ý kiến lên tiếng phê phán hành động bạo lực, vi phạm pháp luật của nhóm đàn ông, một số bình luận đặt giả thiết rằng chắc hẳn các chị gái cũng phải nói hoặc làm gì đó thì mới bị đánh như vậy.

Một tháng trước, dưới video một phụ nữ bị sàm sỡ ở Yên Phụ, Hà Nội được chia sẻ mạnh mẽ, cùng có nhiều bình luận chỉ trích cách ăn mặc của cô gái: “Khoe ra thì phải chịu”, “Mặc thế bằng mời sờ rồi còn chối”…

Những bình luận ấy đều là biểu hiện của việc đổ lỗi cho nạn nhân (victim blaming). Thuật ngữ đổ lỗi cho nạn nhân là hành vi quy trách nhiệm tội lỗi một phần hoặc hoàn toàn về phía nạn nhân, thay vì thủ phạm. Hiện tượng này có thể quan sát dễ dàng qua dư luận về các vụ việc quấy rối hoặc tấn công tình dục, đặc biệt thường xảy ra với các nạn nhân nữ.

Quan điểm của người đổ lỗi thường cho rằng: (1) nạn nhân có hành vi bị động tìm kiếm và mong muốn bị đối xử như vậy (ví dụ: mặc quần áo hở hang ra đường để khêu gợi người khác giới) và (2) thủ phạm bị bất ngờ hành động, hoàn toàn không mong muốn vì có những lý do họ không kiểm soát được (ví dụ: vì ai cũng có ham muốn tình dục, khi say rượu, thấy có người mời gọi thì không thể kiềm chế).

Tuy nhiên, cách lập luận này không hề khách quan khi đánh giá hành vi phạm tội của thủ phạm, cho rằng thủ phạm là người không có khả năng ý thức hành động của bản thân, và gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý cho nạn nhân. Trong các vụ quấy rối và tấn công tình dục, việc đổi lỗi cho nạn nhân còn bỏ qua hoàn toàn các quy tắc đồng thuận từ hai phía.

Hãy đón nghe podcast 09 Bóc hành không cay mắt sắp tới của chúng mình bàn luận về Đồng thuận và các vấn đề khác của Quấy rối tình dục nhé!.

[1] Victim-Blaming Theory http://criminal-justice.iresearchnet.com/crime/domestic-violence/victim-blaming-theory/

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính