Định kiến hảo cảm (likeability bias)

Định kiến hảo cảm (likeability bias)

định kiến hảo cảm

Nói một cách đơn giản, định kiến hảo cảm là thứ khiến cho phụ nữ trong nhiều trường hợp phải đánh đổi việc được quý mến để có thể là chính mình hoặc để thành công trong công việc, nếu bản thân họ là một người quyết đoán, mạnh mẽ, thẳng thắn.

Lý do là khi những người xung quanh người phụ nữ đó mang định kiến hảo cảm, họ sẽ kỳ vọng phụ nữ phải dịu dàng, mềm mỏng, hòa nhã, kể cả trong tác phong làm việc ở môi trường chuyên nghiệp. Vì thế, nếu một người phụ nữ tại nơi làm việc thể hiện những tính cách trái ngược hoặc khác đi với kỳ vọng đó thì trong nhiều trường hợp sẽ khó được ưa thích.

Các định kiến hảo cảm này gây ra nhiều cản trở cho phụ nữ trong vị trí lãnh đạo. Nhiều phụ nữ phải tìm cách để vừa làm tròn vai trò “một người lãnh đạo” mạnh mẽ dứt khoát, lại vừa làm tròn vai trò “một người phụ nữ” mềm mỏng và nhẹ nhàng.

Trong khi đó, đối với nam giới đứng ở vị trí lãnh đạo, họ thường không gặp hoặc ít gặp phải tình huống tiến thoái lưỡng nan này. Phần lớn xã hội đều cho rằng việc một người đàn ông có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, dẫn đầu một tập thể là điều tích cực. Vậy nên khi nam giới bộc lộ những tính cách đó thì mọi người thấy đó là điều tự nhiên. Ngược lại, một người phụ nữ bộc lộ tính cách tương tự thì có thể bị coi là “bất thường” và dẫn đến mất cảm tình của người xung quanh.

Khi phụ nữ thể hiện rằng mình dễ tính và hòa nhã, thì lại có nguy cơ bị đánh giá là không đủ năng lực. Còn nếu phụ nữ thể hiện sự quyết đoán để được đánh giá là làm việc hiệu quả thì lại có nguy cơ khiến người khác mất cảm tình. Điều này dễ thấy ở thực tế, một phụ nữ có khả năng cao có thể bị coi là “ghê gớm” hay “thích chỉ huy” – những từ ngữ ít được dùng để mô tả nam giới ở nơi làm việc.

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính