Fact: “Tính dục hóa” tạo nơi làm việc và 4 ngành nghề bị “tính dục hóa” nhiều nhất

Fact: “Tính dục hóa” tạo nơi làm việc và 4 ngành nghề bị “tính dục hóa” nhiều nhất

Tính dục hóa tại nơi làm việc

Những ngành nghề nào dễ bị tổn thương bởi hiện tượng tính dục hóa “mới lạ” mà cũng dễ gặp này?

Sự tính dục hóa (Sexualization) và quấy rối tình dục (sexual harassment) tại nơi làm việc là những khái niệm không còn quá mới, nhưng ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm hơn từ giới trẻ. Tính dục hóa tại nơi công sở có thể hiểu là việc nhìn nhận hình ảnh của một người làm việc hoặc một vật dụng hoặc chính môi trường làm việc mang tính khiêu gợi, hay bất kỳ sự tiếp xúc qua lời nói hay hành động mà không được chào đón bởi người tiếp nhận, gây nên sự khó chịu về mặt tính dục. 

Tính dục hóa tại nơi công sở có thể xảy ra với và từ bất kỳ ai trong chốn công sở, từ những vị trí cấp cao cho đến nhân viên, hay là nhân tố bên ngoài như người giao hàng, khách hàng,… khiến cho môi trường làm việc trở nên không lành mạnh, thiếu an toàn.

Nhắc đến khái niệm này, nhiều người cho rằng chỉ những hành vi như việc mời gọi quan hệ, chạm vào đối phương mà chưa có sự cho phép mới được coi là “tính dục hóa” và quấy rối trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, những cử chỉ không quá rõ ràng nhưng xuất hiện thường xuyên hơn như chia sẻ với đồng nghiệp những hình ảnh không phù hợp, những tiếng huýt sáo, cái nhìn “sai người, sai thời điểm” hay là việc hỏi và đánh giá xu hướng tình dục, lịch sử tình trường của đối phương… đều là biểu hiện của “tính dục hóa”

Những dấu hiệu này cần được nhận thức rõ hơn để tránh những hậu quả khôn lường mà tính dục hóa tại nơi làm việc gây ra, nhẹ là sự không thoải mái tới người bị tính dục hóa và mối quan hệ với đồng nghiệp cho đến nặng là cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp bị cản trở và sức khỏe tinh thần giảm sút trầm trọng

Vậy thì, chính xác là những môi trường nào dễ bị tổn thương nhất bởi “tính dục hóa”?

P/S: Trong bài đăng Genderation đề cập cụ thể về 4 ngành nghề, môi trường, bao gồm giáo dục, dịch vụ, giải trí y tế, nhưng ngoài ra còn có những ngành nghề khác phải hứng chịu cái nhìn thèm thuồng của “tính dục hóa” như môi trường công sở (tiêu biểu là nghề thư ký, nhân viên cấp dưới, những người bị coi là sẵn sàng quan hệ với cấp trên để lên chức, được trọng dụng…) hay môi trường lao động phổ thông (blue-collar), nơi nhiều phụ nữ bị nhìn nhận bởi khuôn mẫu của một người vạm vỡ, nam tính; vì vậy, tư cách phụ nữ của họ bị từ chối, dẫn đến nhiều phân biệt đối xử khác…

2
Môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục, đặc biệt là với giáo viên.

Một kết quả vừa bất ngờ lại vừa không quá bất ngờ từ Pornhub Insights cho thấy, trong 12 ngành nghề được tìm kiếm nhiều nhất tại các phim khiêu dâm, giáo viên chiếm vị trí đầu với lượt bấm tìm cao gấp đôi vị trí thứ hai, trái với những “rập khuôn” thường thấy như “chàng trai giao pizza” hay “thợ sửa ống nước”. Một vị giáo viên nóng bỏng và một học sinh trẻ cũng là mô típ khá điển hình của phim khiêu dâm.

Và cũng không hề khó để tìm được một câu chuyện trong đó giáo viên cảm thấy hoặc đã từng bị tính dục hóa và quấy rối tại nơi làm việc, tại bất kỳ mạng xã hội nào như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, Reddit hay thậm chí tại cả những trang mạng mang đậm tính học thuật, công việc như LinkedIn

Một nghiên cứu áp dụng với 1098 người làm trong các ngành tri thức (white-collar) tại Ấn Độ cho thấy, sự tính dục hóa tại môi trường làm việc gắn liền với sự suy nhược về cảm xúc, khi họ không cảm thấy được nhìn nhận với khả năng của mình mà bởi vì những suy nghĩ, tưởng tượng mà người được dạy truyền tải. Điều đó vô hình trung ngăn cản mong muốn và niềm tin thăng tiến trong sự nghiệp giảng dạy.

Ngay tại Việt Nam, những vụ việc xảy ra liên tục trong những năm gần đây, như việc ảnh giáo viên nam bị chụp tại lớp học thêm cùng rất nhiều bình luận có nội dung như “đòi rụng trứng” hay “đẻ mấy lứa” hay một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh nam ở nhiều độ tuổi để lại những dòng tục tĩu với tài khoản từng có tên “Cô giáo M.T”… cũng là hồi chuông cảnh báo về tình trạng tính dục hóa ở nơi công sở.

3
Môi trường dịch vụ

Môi trường dịch vụ

Cũng trong khảo sát nói trên của Pornhub Insights, giữ vị trí thứ 2 trong các ngành nghề được tìm kiếm là nghề trông trẻ, một lần nữa lại có điểm chung với ngành giáo viên là nhấn mạnh sự chênh lệch tuổi tác. Có vẻ như càng cấm thì càng ham muốn, những ngành nghề càng mang tính chất cấm kị suy nghĩ tình dục thì lại càng thu hút nó hơn.

Một nghiên cứu của Lisa Adkins cho thấy đa phần phụ nữ trong ngành dịch vụ chấp nhận tham gia vào những sự tiếp xúc mà nam giới nắm nhiều quyền kiểm soát hơn, cũng như việc phải phục vụ cánh đàn ông cả về mặt thể xác để đánh đổi lại là việc được thăng tiến, hay thậm chí là được tuyển dụng.

Dù nghiên cứu được hoàn thành cách đây gần 35 năm, tình trạng tương tự vẫn tiếp diễn, thậm chí còn theo chiều hướng tồi tệ hơn. Hai nghề nghiệp đứng đầu trong hạng mục Những ngành có tỉ lệ tội phạm quấy rối tình dục cao nhất từ năm 2005 – 2015 đều thuộc nhóm ngành Dịch vụ, bao gồm nghề Dịch vụ cung cấp nhà ở và thực phẩm (Accommodation and Food Service) và nghề Bán lẻ (Retail Trades), những nghề được thống kê là có thu nhập thấp và nguồn nhân lực chủ yếu là phụ nữ.

4
Môi trường giải trí

Môi trường giải trí

Vấn đề quấy rối tình dục và tính dục hóa trong ngành giái trí chưa bao giờ thuyên giảm về độ nóng, bởi lẽ cứ vài tháng lại xuất hiện một nghệ sĩ nổi tiếng nào đó, thậm chí có thể là người bạn thần tượng bấy lâu nay, dính cáo buộc có những hành vi, lời nói không phù hợp về mặt tính dục và tình dục. Đặc biệt trong năm nay, liên tiếp nhiều vụ việc không mong muốn xảy ra như việc ca sĩ N.D.P lãnh án tử hình do xâm hại tình dục, nghệ sĩ nhạc Metal M****** M***** lại rơi vào một vụ cáo buộc hành hung tình dục nữa, cho đến những chia sẻ gây sốt của các nữ thần tượng Kpop về vấn đề bị tính dục hóa…

Vậy ở Việt Nam, vấn nạn này có xảy ra nhiều không?

Có lẽ ít, có lẽ nhiều, nhưng chắc chắn là có.

Có lẽ ít ở số lượng sự kiện được phanh phui. Vụ việc ca sĩ P.A.K bị tố gạ tình hàng loạt người đẹp đã gây chấn động làng giải trí Việt trong một thời gian không hề ngắn, nhưng thật khó để tìm thêm những sự kiện tương tự. Việc vỗ mông đối với P.A.K được coi là “cách chào hỏi” trong showbiz đặt ra dấu chấm hỏi về tính dục hóa ở ngành giải trí tại Việt Nam có mức ảnh hưởng sâu đậm như nào.

Có lẽ nhiều, vì không ít nghệ sĩ cho biết thực trạng lạm dụng tình dục, đổi tình lấy vai diễn, ánh hào quang sân khấu đã diễn ra từ rất lâu nhưng không ai dám lên tiếng vạch trần vì nhiều nguyên do. Theo diễn viên Ngọc Trinh, từ khi còn ngồi trên ghế trường Sân khấu – Điện ảnh, chị đã được nghe về vấn nạn này từ các đàn anh, đàn chị trong nghề…

5
Môi trường y tế

Môi trường y tế, đặc biệt là ngành y tá

Thực tế rằng nghề y tá đứng ở lần lượt vị trí thứ 3 và thứ 4 của hai danh sách vừa rồi nói lên nhiều điều. Thứ nhất, nghề y tá vốn là một nghề mang đậm định kiến giới. Ban đầu, khi nam giới chiếm số đông, y tá mang trong mình một bản dạng lạnh lùng, bình tĩnh, cho đến khi phụ nữ nắm ưu thế về số lượng thì họ lại phải chịu bất lợi khi bị coi là những người chăm sóc, nuôi dưỡng vì hình ảnh ân cần thường thấy của họ

Vì thế, họ bị bắt ép thực hiện nhiều nghĩa vụ không mong muốn, đa số là phải chăm sóc riêng tư cho bệnh nhân nhiều hơn mức cần thiết, là điều kiện thuận lợi để tính dục hóa xảy ra.

Thứ hai, giới truyền thông chính thống là thủ phạm chính trong việc khắc họa chân dung không lành mạnh về nghề y tá. Các nữ y tá thường được phóng đại về tính tính dục, toát lên vẻ hư hỏng, gợi cảm, như một biểu tượng sex, nhưng lại bị bó hẹp trong khả năng hành nghề và trí tuệ của mình. Trong khi đó, y tá nam lại bị cho rằng là quá nữ tính hoặc chỉ có thể là người đồng tính, vì định kiến rằng ngành y tá chỉ toàn nữ giới còn hiện hữu trong công chúng.

Các thành viên của Trường Điều dưỡng Hoàng gia Anh gần đây đã gửi một báo cáo lên quốc hội về việc truyền thông đang hủy hoại hình ảnh của y tá và vì thế cần có biện pháp kịp thời để tránh những hiện tượng đáng buồn như việc quấy rối tình dục. Trong báo cáo, một nữ y tá chia sẻ rằng cô đã không đụng vào một chiếc váy nào trong suốt 15 năm sau khi bị quấy rối bởi một người đàn ông trong bệnh viện. Một nữ y tá khác bị cưỡng hiếp bởi một bệnh nhân nam, người chờ sau khi ca làm của cô kết thúc để thực hiện hành vi đồi bại đó…

Còn ở Việt Nam, giáo dục và y tế là hai nhóm ngành có tỷ lệ quấy rối tình dục cao nhất. Một cuộc thảo luận được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Vụ Bình đẳng giới cho thấy rất nhiều người tham gia bày tỏ sự tức giận, bức xúc khi kể về những trải nghiệm của họ, con họ khi đi khám bệnh. 

Theo bà Nguyễn Kim Loan, chuyên gia của Tổ chức ILO, mối quan hệ giữa học sinh – thầy / cô giáo, y tá / bác sĩ – bệnh nhân khoảng cách quyền lực khá lớn. Đó là lý do 2 ngành đó dễ có trường hợp quấy rối tình dục. Một trong những hình thức của quấy rối tình dục là đánh đổi. Ví dụ bác sĩ, thầy cô giáo ở vị thế cao hơn nên lạm dụng quyền của họ để quấy rối bệnh nhân, học sinh, nhất là ở ngành y tế, khi họ là những người nắm nhiều quyền sinh sát với bệnh nhân…

Tìm hiểu thêm về hình ảnh truyền thông khắc họa y tá tại https://www.facebook.com/Goodvertisingsvn/posts/208402677997071

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính