ĐỒNG TÍNH VÀ KỲ THỊ ĐỒNG TÍNH TẠI CHÂU Á: ĐÂU MỚI LÀ “TRUYỀN THỐNG”?

ĐỒNG TÍNH VÀ KỲ THỊ ĐỒNG TÍNH TẠI CHÂU Á: ĐÂU MỚI LÀ “TRUYỀN THỐNG”?

image

#Fact_chùa

Vào ngày 21/8 vừa qua, tổng thống Singapore Lý Hiển Long đã tuyên bố sẽ bãi bỏ đạo luật 377A vốn nghiêm cấm nam giới quan hệ đồng tính tại đất nước này. Đây có thể coi là bước tiến mới đối với phong trào LGBTQ+ tại châu Á nói chung và Singapore nói riêng. Tuy nhiên, ông Lý Hiển Long cũng nhấn mạnh rằng sẽ bảo vệ định nghĩa về gia đình truyền thống giữa nam và nữ, khiến cho việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại đảo quốc này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Một vài câu hỏi có thể được đặt ra là: Tại sao các quốc gia châu Á lại thường có xu hướng bảo thủ và khắt khe hơn đối với đồng tính luyến ái? Liệu đây có phải là một giá trị truyền thống trong lịch sử châu Á hay không? Hãy cùng Genderation tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

ĐỒNG TÍNH TRONG LỊCH SỬ CHÂU Á

image 1

Đã có rất nhiều ghi chép đề cập đến hiện tượng đồng tính luyến ái trong lịch sử các quốc gia tại châu Á. Có thể lấy ví dụ ở nền văn minh Ấn Độ với Kama Sutra, một tác phẩm được viết cách đây hơn hai thiên niên kỷ về chủ đề tình dục, khoái lạc và cảm xúc trong cuộc sống, đã có hẳn một chương hướng dẫn rõ ràng về tình dục đồng tính nam [1]. Hay ở Trung Quốc, thành ngữ “dư đào đoạn tụ” được cho là xuất phát từ điển tích Hán Ai Đế vì không nỡ làm tỉnh giấc người tình đồng giới là Đổng Hiền mà đã cắt tay áo (đoạn tụ) [2].

Ngoài ra, các tôn giáo lớn của châu Á cũng không thực sự phản đối đồng tính luyến ái. Những người đứng đầu Phật giáo tại Trung Quốc đã lên tiếng về việc cần có sự khoan dung đối với người đồng tính. Và rằng mặc dù hôn nhân khác giới là một phong tục, nhưng phong tục thì luôn có thể thay đổi. Trong Đạo giáo cũng đề cập rất ít đến quan hệ đồng giới, vậy nên không có cơ sở nào để cấm đoán đồng tính luyến ái. Hay một số vị thần nổi bật của đạo Hindu được miêu tả như những người linh hoạt giới (gender-fluid) [3].

Trong lịch sử Việt Nam, thời vua Lê Thánh Tông từng ghi nhận một vụ án về hai người đàn bà ngủ với nhau khiến một người “chưa chồng mà chửa”. Khi ấy, quan đã phán rằng người phụ nữ chưa chồng có thai do hấp thụ dương khí của chồng người đàn bà kia khi hai người quan hệ với nhau, vậy nên cô được xử vô tội. Dường như, việc hai người phụ nữ quan hệ tình dục đồng giới vào thời bấy giờ không hề bị chất vấn hay chịu sự kỳ thị [4].

KỲ THỊ ĐỒNG TÍNH – TƯ TƯỞNG DU NHẬP TỪ PHƯƠNG TÂY?

image 2

Một số lập luận chống lại quyền của người đồng tính thường vin vào một niềm tin cố hữu cho rằng đồng tính là một dạng tư tưởng hay hành vi được truyền bá tư phương Tây trong quá trình toàn cầu hóa. Và rằng nếu không có biện pháp ngăn chặn thì “xu hướng” đồng tính có thể gây ra sự suy đồi và xói mòn truyền thống văn hóa bản địa.

Tuy nhiên, như các dẫn chứng đã chỉ ra ở trên, thì hiện tượng đồng tính luyến ái đã được ghi nhận từ rất lâu trong chính lịch sử châu Á, chứ không phải một “xu hướng” mới xuất hiện gần đây. Ngược lại, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chính sự kỳ thị đồng tính mới là thứ tư tưởng được truyền bá từ các đế quốc phương Tây đến các quốc gia thuộc địa cũ trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân.

Có thể lấy ví dụ chứng minh ở ngay đạo luật 377A cấm nam quan hệ đồng giới vừa mới bị bác bỏ của Singapore. Trên thực tế, bản thân đạo luật này được đặt ra từ năm 1938 bởi thực dân Anh, và được sao chép từ đạo luật 377 tại Ấn Độ có nội dung tương tự [5]. Sau này, trong khi Anh dần trở nên cởi mở hơn đối với cộng đồng LGBTQ+ thì những đạo luật kỳ thị và phân biệt đối xử với người đồng tính vẫn còn dư âm tại các nước thuộc địa cũ.

TÓM LẠI LÀ

image 4

Việc các nước châu Á cởi mở hơn đối với đồng tính luyến ái không hề đi ngược với những giá trị truyền thống của quốc gia hay dân tộc. Trái lại, việc xóa bỏ những đạo luật kỳ thị và áp bức đối với người đồng tính còn góp phần giải thuộc địa những tàn dư của chủ nghĩa thực dân.

Những giá trị truyền thống của châu Á không chỉ bao gồm sự bảo thủ và dè chừng với những thứ mới lạ, mà đó còn là sự khoan dung và hòa hợp giữa các thành phần khác nhau trong xã hội.

Nguồn tham khảo:

[1] [2] [3] Homophobia Is Not an Asian Value. It’s Time for the East to Reconnect to Its Own Traditions of Tolerance | TIME https://time.com/…/homophobia-homosexuality-lgbt-asian…/

[4] Lê Thánh Tông xử án quan hệ đồng tính nữ sinh con | Tạp chí điện tử Người đưa tin https://www.nguoiduatin.vn/le-thanh-tong-xu-an-quan-he…

[5] Singapore bỏ luật cấm nam giới quan hệ đồng tính | Vietcetera https://vietcetera.com/…/singapore-bo-luat-cam-nam-gioi…

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính