Việc nhà ngày tết, trách nhiệm của ai?

Việc nhà ngày tết, trách nhiệm của ai?

phân công việc nhà ngày tết

Những ngày cuối năm, gia đình nào cũng bận rộn dọn nhà, sắm sửa cho mùa Tết sắp tới. Tuy nhiên, đôi khi những công việc “gia đình” lại bị đặt hết bàn tay của người phụ nữ. Phụ nữ phải dọn nhà, đi chợ, mua đồ, chế biến, bày biện mâm cơm, rửa bát, sắp xếp việc mua quà tặng người thân, bạn bè…

Theo kết quả nghiên cứu của Vụ Bình đẳng giới và Tổ chức ActionAid, mỗi ngày phụ nữ Việt Nam phải dành 5 giờ đồng hồ cho các công việc chăm sóc không lương (nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái…), nhiều hơn trung bình 2 đến 2,5 giờ so với đàn ông [1]. Nghĩa là trung bình, mỗi người phụ nữ Việt dành 80 ngày/năm để làm việc nhà. Trong những dịp lễ tết, phụ nữ không hề được nghỉ ngơi. Lịch trình nấu nướng, dọn dẹp của họ thậm chí còn dày đặc hơn ngày thường.

Các công việc không lương, chăm sóc nhà cửa, gia đình này gây ra thiệt thòi cho phụ nữ. Họ mất thời gian nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc bản thân, thậm chí là thăng tiến cho việc làm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không những thế, phụ trách toàn bộ việc nhà còn gây ra nhiều áp lực vô hình cho phụ nữ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả khi phân chia đồng đều công việc giữa nam và nữ (chồng dọn mâm, vợ rửa bát) thì người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều áp lực hơn với trách nhiệm “quán xuyến” như phân công, quan sát, theo dõi tiến độ công việc, khắc phục kết quả…[2] Một nghiên cứu khác của nhà xã hội học, giáo sư Đại học Whitman Michelle Janning chỉ ra rằng, mặc dù đàn ông và phụ nữ có nhận thức về sự sạch sẽ như nhau, nhưng việc nhà bẩn sẽ làm phụ nữ bất an nhiều hơn [3].

TẾT NÀY CÓ GIỐNG TẾT XƯA?

Ngày nay, đã có nhiều phụ nữ đề nghị chia sẻ công việc nhà với bạn đồng hành nam giới trong ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, theo khảo sát của Stephanie Coontz, quản lý phòng khảo sát và giáo dục cộng đồng củ Council on Contemporary Families, việc này không thật sự hiệu quả, mà còn gây nhiều áp lực cho phụ nữ hơn khi bạn đồng hành nam giới của họ không giỏi việc nhà, và chỉ làm việc vì được giao cho [4]. Đề xuất giải pháp cho các trường hợp này, Coontz cho rằng “Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn khi chúng ta tin rằng đàn ông cũng có thể làm việc nhà. Như những đứa trẻ bày bàn ăn sai và học từ những lỗi sai đó, chúng ta sẽ trưởng thành. Nếu như bạn đồng hành nam giới của bạn đã được bảo bọc quá mức bởi mẹ anh ta hay bởi xã hội này hàng trăm năm nay, thì anh ta sẽ làm sai một mình. Rồi từ đó, anh ta sẽ học”. Và rồi, đôi khi phụ nữ chúng ta cũng sẽ học được các phương pháp làm việc nhà khác từ những trải nghiệm của những người đàn ông đó.

Theo khảo sát mới đây của Facebook, số lượng nam giới làm việc nhà đã tăng 44% trong thời gian cách ly, giãn cách vì đại dịch [5]. Mặc dù phụ nữ vẫn chiếm giữ tỉ trọng chính trong phụ trách việc nhà [6], con số trên vẫn là một điều khả quan đối cho bình đẳng giới.

Nếu Tết là dịp ấm áp sum vầy, thì chúng ta không nên bỏ rơi bất kỳ ai, nhất là người phụ nữ của mình trong chính căn bếp gia đình. Genderation tin rằng việc chủ động san sẻ và làm việc nhà cùng nhau, dù bạn thuộc giới tính nào, cũng sẽ là một cách tốt để gắn kết chúng ta và để mùa Tết này nhẹ nhàng, yên vui cho tất cả mọi người.

Hãy chia sẻ cách phân chia việc nhà ngày Tết của gia đình bạn, hay chuyện dọn nhà ngày Tết ra sao với chúng mình nhé!

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính