CHÂN DÀI PHẢI ĐI VỚI ĐẠI GIA THÌ MỚI “VỪA LỨA XỨNG ĐÔI”?

CHÂN DÀI PHẢI ĐI VỚI ĐẠI GIA THÌ MỚI “VỪA LỨA XỨNG ĐÔI”?

#tưởng_thế_là_hay

“Nhìn dáng vẻ kia chắc sớm chia tay thôi”

“Chúc mừng cậu bạn quay vào ô mất bạn gái”

Đi một lượt quanh các thảo luận của cộng đồng mạng xoay quanh vụ việc tân Hoa hậu Thế giới Huỳnh Trần Ý Nhi công khai bạn trai mấy ngày qua, đây là những nhận xét tương đối “kém duyên” cộng đồng mạng dành cho cô.

Trong buổi họp báo sau đăng quang, hoa hậu Ý Nhi đã tham gia trả lời báo chí, chia sẻ về mối tình 5-6 năm của cô. Đáng nói, phản ứng của một số bộ phận khán giả chủ yếu là sự dè bỉu, mỉa mai. Nhiều người cho rằng mối quan hệ của cô với người yêu “sẽ sớm tan rã” do “chân dài thường đi với đại gia”, “anh chàng kia làm gì có cửa với hoa hậu”,.. Thậm chí chuyển hướng miệt thị Anh Kiệt, người yêu của Ý Nhi vì vẻ bề ngoài (body shaming) và gia thế “không xuất chúng”, cảm thấy “không tương xứng” với cô nàng. Vì sao thay vì chúc phúc, một số người lại “xúm” vào bắt nạt (cyberbully) cặp đôi này?

Lý giải về sự kiện trên, cần phải nói đến diễn ngôn “chân dài – đại gia”. Nó không hề xa lạ ở các cuộc thi sắc đẹp, thậm chí phổ biến tới mức nó đã hình thành nên một (hoặc vài) định kiến với hoa hậu nói chung và phụ nữ nói riêng.

👉 Phụ nữ có ngoại hình chỉ dựa vào đó để làm “bàn đạp” thăng tiến?

Hoa hậu Ý Nhi không phải là người duy nhất bị gán mác “người đẹp thì sẽ tìm đàn ông giàu, có địa vị và danh tiếng”. Các hoa hậu đăng quang ở những mùa trước cũng không ít lần vướng thị phi “theo chân đại gia”. Định kiến như vậy thường được “đội lốt” (sugar coat) dưới những lời (có vẻ) khen nhưng lại “sặc” mùi phân biệt (benevolent sexism) như “đẹp vậy thì cần gì phải cố gắng”, “phụ nữ chỉ cần đẹp để tìm chồng giàu là xong”.

Những ý kiến này cho rằng những người phụ nữ xinh đẹp sẽ có cuộc sống dễ dàng và sự nghiệp nở hoa chỉ vì họ đẹp (pretty privilege) và vì vậy họ chỉ lợi dung ngoại hình của mình để tiến lên. Không chỉ là lối tư duy độc hại, góc nhìn này hạ thấp giá trị của người phụ nữ, thậm chí tạo ra rào cản trong cách họ thể hiện bản thân, đặc biệt là với trẻ em gái, những “tấm chiếu” đang tìm cho mình hình tượng noi theo.

👉 Phụ nữ có ngoại hình thường làm “bình hoa di động”

Ngoài ra, những bình luận này dường như chỉ nhắm đến “chiếc chân dài”, hay nói cách khác, là chỉ lấy vẻ bề ngoài của Ý Nhi để làm tiêu chuẩn ghép cặp cho cô. Giống như câu “trai tài, gái sắc”, trong khi nam giới được đánh giá dựa trên tài năng, thì nữ giới chỉ được nhìn nhận dựa vào cơ thể. Khuôn mẫu giới ngụ ý những người này chỉ tập trung đầu tư vẻ bề ngoài, thực chất bên trong trống rỗng, không có trí thông minh.

Hơn nữa, đối với thí sinh ở các cuộc thi sắc đẹp, nơi vẻ bề ngoài được đặt lên trên hết, hoa hậu thường có xu hướng bị vật thể hóa (objectification) để trở thành món hàng, một vật trưng bày đẹp mắt phô bày trước khán giả.

Cách truyền thông và quảng cáo chỉnh sửa, cắt xén hình ảnh hoa hậu khiến người xem chỉ tập trung vào ngoại hình, bỏ qua rất nhiều những yếu tố quan trọng khiến họ đặt chân được đến vị trí này. Mặc dù phần thi ứng xử và tài năng có hiện diện, nhưng đây thường được xếp như các tiêu chí phụ, sau phần thi ngoại hình.

🔥 Tạm kết:

Không ai xứng đáng để bị chia rẽ tình cảm chỉ vì chúng ta cảm thấy họ “không xứng đôi”. Người duy nhất có quyền quyết định điều đó là người trực tiếp ở trong mối quan hệ.

Trên hết, không phải cứ là hoa hậu thì sẽ “auto” đi theo “đại gia”, cứ là “phụ nữ đẹp” thì sẽ bước vào mối quan hệ với một “người đàn ông giàu”. Sự phân biệt giới này cần phải được gỡ bỏ. Đơn cử là với chuyện tình đáng yêu của Ý Nhi và bạn trai Anh Kiệt, nếu thử bỏ đi chiếc mác “hoa hậu”, đằng sau đó không phải chỉ là một cô gái trẻ ngoài 20 và cậu bạn trai cùng tuổi đang trong mối quan hệ dài lâu vô cùng đáng trân quý hay sao? Phản ứng duy nhất chúng mình nên dành cho họ chỉ nên dừng ở sự chúc phúc mà thôi.

#GenderationVietnam#TuvaCommunication#OxfaminVietnam#EuropeanUnion#GenderEquality#YouthandGender#binhdanggioi#dinhkiengioi#EUfunded

Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính