5 mã giới tính (gender code) trong hình ảnh truyền thông

5 mã giới tính (gender code) trong hình ảnh truyền thông

5 MÃ GIỚI TÍNH (GENDER CODE) TRONG HÌNH ẢNH TRUYỀN THÔNG

Các khuôn mẫu, định kiến thể hiện giới không chỉ xuất hiện trong câu chữ của báo chí, truyền thông mà còn xuất hiện trong hàng ngàn hình ảnh chúng ta nhìn thấy mỗi ngày. Các thông điệp hình ảnh ấy dễ dàng lan tỏa, quen thuộc với chúng ta hơn, nhưng có phần lại khó lý giải, gọi mặt đặt tên.

Trong cuốn “Gender Advertisements” (1979), nhà khoa học Erving Goffman đã tổng hợp và phân tích các cách thể hiện/ tái hiện giới trong quảng cáo, truyền thông – các mã giới tính “gender code”.

Trong bài viết hôm nay, Genderation xin giới thiệu tới các bạn 5 mã giới tính (gender code) xuất hiện trong quảng cáo, truyền thông được đề cập ở cuốn “Gender Advertisements”.

Cuốn sách này được viết trong những năm 1970 ở Mỹ, bối cảnh sẽ có những nét tương đồng cũng như những nét khác biệt với Việt Nam hiện tại. Genderation mong có thể cùng mọi người tìm ra những điểm khác biệt ấy, và những mã giới tính, cách đọc hiểu hình ảnh truyền thông chính xác và phù hợp hơn với những sản phẩm truyền thông hiện tại quanh ta.

Feminine touch (Đôi bàn tay của nữ giới)

1 1

Trong hình ảnh truyền thông, đôi bàn tay của phụ nữ thường được mô tả lả lơi, yếu đuối trong các tư thế rũ xuống, hờ hững, gần như không chạm vào vật gì cả.

Còn bàn tay đàn ông thì thường thể hiện nhiều sức mạnh và chủ động hơn với tư thế nắm, chụp, bóp, đấm.

female touch 2
Hình ảnh đôi tay của phụ nữ thường yếu đuối, hờ hững, không có điểm tựa.
female touch 3
Ngay cả khi chụp với đồ vật, dường như bàn tay cũng chỉ đặt hờ lên chiếc túi chứ không hoàn toàn tựa vào.
female touch 4
Trong khi đó, tay đàn ông thường được mô tả ở thế chủ động ,mạnh mẽ hơn như đang nắm lấy, vồ, bắt lấy thứ gì.
fem touch
Cùng là quảng cáo cho đồng hồ, mẫu nam có thể tự nhiên giơ nắm đấm để sản phẩm xuất hiện, phụ nữ thì cần điều chỉnh bàn tay mình sao cho trông mềm mại, hờ hững hơn.

Licensed withdrawal (Rút lui trong khuôn khổ)

2 final

Người phụ nữ thường được chụp thường núp sau cái gì đó: cánh cửa, bàn tay, bông hoa. Họ thường xuất hiện nửa kín, nửa hở. Ánh mắt của họ cũng thường nhìn xa xăm, lơ đễnh ra khỏi khung hình, trôi chảy ra khỏi bức ảnh về mặt tâm lý. Dường như họ e thẹn chủ động rút lui khỏi khung hình – một sự rút lui hoàn toàn có tính toán.

“Ở mức độ hơn hẳn so với đàn ông, phụ nữ thường được chụp lại như thể đang làm điều gì khiến họ bị loại khỏi cảnh huống xã hội về mặt tâm lý, nên họ như bị mất phương hướng, và vì thế, được ngầm định là đang lệ thuộc vào sự bảo vệ và lòng tốt của người khác.”*

Khi phụ nữ xuất hiện cùng đàn ông, họ thường ở vị trí thấp hơn trong khung hình. Họ thường đi ở phía sau, bị/được dẫn bởi người đàn ông. “Khi ở cạnh đàn ông, phụ nữ thường xuất hiện (trong ảnh) như thể tinh thần họ đang trôi chảy ra khỏi khung cảnh vật lý xung quanh, như thể chỉ cần sự cảnh giác và sẵn sàng của người đàn ông là đủ để cho cả hai khi phải đối mặt với điều gì bất ngờ xuất hiện”.**

(*) (**) Trích dẫn từ cuốn Gender Advertisements (1979) của Erving Goffman

withdrawal 5
Phụ nữ thường xuất hiện nửa kín nửa hở, bị che khuất bởi những đồ vật khác như cánh cửa, quạt, hoa, bàn tay của chính mình… Ánh mắt thường lỡ đãng, nhìn xa xăm như đang “trôi chảy ra khỏi khung hình”, thể xác của họ xuất hiện, nhưng dường như tâm hồn đang phiêu du đâu đó.
withdrawal 2
Trong khi mẫu nam thường dứt khoát, nhìn chính diện vào máy ảnh tạo cảm giác mạnh mẽ, thì phụ nữ thường nhìn đi nơi khác, khép hờ mắt mình.

Infantisation (Nhi đồng hóa)

3 2

Người phụ nữ thường được miêu tả như một búp bê hay giống như một đứa trẻ không bao giờ lớn, vô hại. Họ cố gắng tỏ ra mình trẻ thơ, ngây thơ qua làn da căng mịn, mỏng manh không tì vết, “mịn màng như da em bé”, hay các tư thế ngộ nghĩnh, ngây thơ như nhún nhảy, ăn kem, chơi đùa với bong bóng,…

infantisation 4

The Ritualisation of Subordination (Nghi thức hóa sự phục tùng)

4 1

Người phụ nữ thường xuất hiện trong các nội cảnh, không gian như giường, sofa, nhà bếp, sàn nhà. Hình ảnh họ được tái hiện trong các tư thế, vị trí thấp như ngước nhìn, ngồi, nằm dài, hay quỳ, bò – dường như là một sự ám chỉ về tính bị động, hay việc có quyền lực ít hơn.

phuc tung 5
Phụ nữ thường xuất hiện trong tư thế nằm, ngồi, quỳ.
phuc tung
Sự khác biệt rõ ràng giữa cách tạo dáng của người mẫu khi quảng cáo sản phẩm cho nữ và cho nam từ cùng một thương hiệu nước hoa.

Dehumanisation (Phi nhân tính hóa)

5 1

Phụ nữ thường được coi như đồ vật trong khung ảnh. Các bộ phận cơ thể của họ có thể bị tách rời ra, nhân dạng bị rút gọn lại còn một cặp chân dài / đôi môi / bộ ngực / eo / … Khuôn mặt của họ trở thành một tấm toan có thể trang trí, vẽ màu lên.

Đôi khi, họ còn được xuất hiện như “đã chết” với trạng thái nhợt nhạt, mất sức sống.

dehuman 3
Các bộ phận có tính gợi như môi, mông, ngực, chân thường xuyên được cắt xén riêng ra, trở thành đồ vật trong tấm hình.
dehuman 4
Phụ nữ thường được xuất hiện trong trạng thái như đang ngủ, hoặc như “đang chết” một cách nhợt nhạt, èo uột.
Gợi ý bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
Vì sao Genderation Vietnam ra đời?

Vai trò giới không còn là gánh nặng của bất cứ Năng lực lãnh đạo không phụ thuộc vào giới tính Sự phù hợp với nghề nghiệp không phụ thuộc vào giới tính